Trồng răng sứ bị cộm gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt, gây ra cảm giác không thoải mái, vậy có cách nào khắc phục không, hãy theo dõi bài viết sau.
Trồng răng sứ bị cộm do đâu?
Bọc răng sứ là phương pháp nha khoa thẩm mỹ rất phổ biến và được nhiều người ưa chuộng vì giúp răng trắng đều và bóng đẹp nhanh chóng. Tuy nhiên, tình trạng trồng răng sứ bị cộm rất dễ xảy ra, chủ yếu do các nguyên nhân chính dưới đây:
Bước mài răng sai kỹ thuật
Việc bọc răng sứ có chuẩn đẹp và cảm giác thoải mái hay không thì bước mài răng trước khi thực hiện là vô cùng quan trọng. Trước khi bọc sứ, răng cần được mài cẩn thận theo đúng tính toán. Chính vì thế, nếu quy trình mài răng không chuẩn xác, mài răng không nhẵn, mài răng quá to hoặc quá nhỏ cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng bọc răng sứ bị cộm cấn, đau nhức, tổn thương lợi hoặc thậm chí tủy răng…
Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Trồng răng sứ răng cửa bị cộm cũng có thể do vệ sinh và chăm sóc răng miệng, đặc biệt là răng sứ, không đúng cách. Khi vệ sinh răng miệng không đảm bảo, thức ăn sẽ bị giắt trong kẽ răng và nếu không được lấy ra, về lâu ngày sẽ khiến vi khuẩn tích tụ, hình thành mảng bám cao răng dẫn đến răng sứ bị cộm. Ngoài ra, việc ăn uống các loại thức ăn quá cứng, quá dai, đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh cũng khiến răng sứ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bác sĩ thực hiện tay nghề yếu, thiếu kinh nghiệm
Có thể nói rằng nguyên nhân hàng đầu dẫn đến răng sứ bị cộm là do yếu tố bác sĩ. Nếu quá trình bọc răng được thực hiện bởi bác sĩ thiếu chuyên môn, thao tác kỹ thuật không vững thì tình trạng bọc răng sứ bị cộm hay lệch khớp cắn rất dễ xảy ra. Bởi các vấn đề do bác sĩ có thể gặp phải là:
- Bác sĩ thao tác sai kỹ thuật sẽ dẫn đến việc cố định răng sứ không chắc chắn, lắp răng sứ bị kênh, sai lệch, dẫn đến răng sứ bị cộm, cọ xát vào môi gây khó chịu.
- Bác sĩ không có kinh nghiệm xử lý các trường hợp khẩn cấp hoặc đặc biệt.
- Bác sĩ vệ sinh răng miệng qua loa, không điều trị dứt điểm bệnh lý trước khi bọc sứ để lại hậu quả nghiêm trọng, phổ biến nhất là gây ra tình trạng răng sứ cộm cấn, khó chịu.
Trang thiết bị hỗ trợ không được hiện đại
Các trang thiết bị và máy móc lỗi thời thật sự không thể hỗ trợ chuẩn xác các thao tác của bác sĩ. Đặc biệt là trong quá trình lấy dấu răng bằng dụng cụ thủ công dẫn đến việc thiết kế răng sứ không chính xác về kích thước và tỉ lệ, gây hiện tượng trồng răng sứ bị cộm.
Sử dụng sứ kém chất lượng
Nếu loại sứ sử dụng có chất lượng kém và không phải hàng chính hãng hay có chứng nhận quốc tế thì rất dễ dẫn đến tình trạng cộm và cảm giác rất khó chịu. Đặc biệt, sứ kém chất lượng trong trường hợp đặc biệt còn gây dị ứng cho nướu, môi.
Biến chứng khi bọc răng sứ bị cộm
Tình trạng bọc răng sứ bị cộm nếu chủ quan để lâu mà không khắc phục kịp thời, bạn sẽ gặp phải một số vấn đề như:
Giảm tính thẩm mỹ
Răng sứ bị cộm trước hết sẽ giảm tính thẩm mỹ. Đặc biệt là các trường hợp bị cộm bọc răng cửa thường khiến răng trông thô, vênh bất thường khiến cho toàn bộ khuôn hàm trở nên thiếu tự nhiên, khiến bạn trở nên kém tự tin hơn khi cười.
Ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai
Răng sứ bị cộm thậm chí còn gây vướng víu trong quá trình ăn uống và sinh hoạt thường ngày, giảm cảm giác ngon miệng. Răng sứ bị cộm sẽ cọ xát vào môi và má trong gây đau đớn mỗi khi hoạt động cơ hàm, tăng xác suất cắn vào lợi gây chảy máu. Răng sứ bị cộm sẽ làm giảm lực nhai, nếu để lâu có thể gây ra diễn biến nghiêm trọng của bệnh thoái hóa khớp thái dương hàm.
Khó vệ sinh răng miệng
Phần răng sứ bị cộm sẽ mất kết nối với mô răng thật làm xuất hiện các khe hở khiến thức ăn dễ bị nhét vào. Khi vệ sinh răng miệng không đúng cách và sạch sẽ hoàn toàn sẽ tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi gây bệnh nha khoa như: viêm lợi, hôi miệng,…
Cách khắc phục khi trồng răng sứ bị cộm
Mặc dù việc bọc răng sứ bị cộm hầu như rất khó khắc phục triệt để vì răng sứ sau khi bọc hầu như đã được hoàn thiện triệt để, nhưng thực tế việc cải thiện và giảm cảm giác cộm trên răng vẫn thực hiện được. Các bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao có thể giúp bạn khắc phục tình trạng khó chịu này tuỳ theo từng nguyên nhân bị cộm răng:
- Bị cộm do thức ăn giắt vào kẽ răng: bác sĩ sẽ làm sạch và trám lại răng.
- Do mão răng sứ quá to, quá khít với nhau gây cộm: cần mài bớt phần gây cộm.
- Nếu răng sứ bị lệch khớp cắn: phải gỡ răng cũ ra và làm lại răng mới.
- Do bọc sứ bị hở: khắc phục bằng cách bịt kín chỗ hở.
Cách lựa chọn nha khoa để bọc sứ không bị cộm
Để hạn chế tối đa tình trạng răng sứ bị cộm xảy ra, bạn nên lựa chọn nha khoa thực hiện theo các tiêu chuẩn sau:
- Nha khoa có uy tín cao, được nhiều khách hàng đánh giá cao trên các trang mạng xã hội.
- Nha khoa có bác sĩ có chuyên môn cao, được đào tạo kiến thức chuyên sâu và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bọc răng sứ.
- Nha khoa công khai tư vấn đầy đủ quy trình làm răng sứ.
- Phòng khám được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại nhằm đảm bảo tính chuẩn xác khi phục hình răng để đem lại kết quả như mong đợi và tiết kiệm thời gian phục hình.
- Vật liệu làm răng sứ có giấy tờ nhập khẩu chính hãng 100% từ các nước như: Mỹ, Đức, Hàn Quốc,…, được kiểm nghiệm chặt chẽ, và chứng nhận chất lượng an toàn với cơ thể bởi các tổ chức uy tín.
Ngoài ra, để ngăn ngừa tình trạng răng sứ bị kênh, cộm thì bản thân người bệnh cũng cần lưu ý các điều sau:
- Lựa chọn địa chỉ nha khoa chất lượng cao, uy tín, đảm bảo các tiêu chí đã nêu trên.
- Đảm bảo việc vệ sinh răng sứ cẩn thận, kỹ lưỡng và đúng cách, tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ.
- Thăm khám nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng/lần để sớm phát hiện và điều trị các vấn đề gặp phải.
Nha khoa My Auris hiện là nha khoa có dịch vụ bọc răng sứ được đánh giá chất lượng rất cao bởi hàng trăm nghệ sĩ và hàng nghìn khách hàng. Nếu bạn muốn trải nghiệm hành trình khách hàng chuẩn quốc tế WTS, hãy liên hệ ngay My Auris để được tư vấn và đặt lịch hẹn thăm khám ngay nhé!
Jane Nguyễn