Trồng răng có mấy loại? Hiện nay có 3 phương pháp trồng răng phổ biến: hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ và cấy răng Implant. Mỗi phương pháp sẽ có ưu và nhược điểm cho từng đối tượng có nhu cầu phục hình răng đã mất. Vì thế, bài viết dưới đây Kiến Thức răng Sứ sẽ chia sẻ những thông tin cần thiết về các phương pháp trồng răng và phương pháp nào để trồng răng phù hợp với nhu cầu của bạn.
1. Trồng răng có mấy loại?
Hiện nay có 3 phương pháp trồng răng giả phổ biến mà được các bác sĩ nha khoa tư vấn giúp khách hàng phục hình răng đã mất như trồng răng Implant, cầu răng sứ và răng giả tháo lắp. Tuy vậy mỗi phương pháp có những ưu – nhược điểm phù hợp với từng đối tượng cụ thể:
- Hàm giả tháo lắp: Là phương pháp trồng răng cổ điển và được sử dụng phổ biến trong quá trình phục hình răng đã mất. Phương pháp này có thể áp dụng cho trường hợp mất 1 răng hoặc nhiều răng bị mất hay toàn hàm.
- Trồng răng Implant: Đây là phương pháp sử dụng trụ Implant cắm cố định vào xương hàm của bệnh nhân sau đó chụp mão sứ lên trên nhằm hoàn thiện khả năng ăn nhai cho răng. Trụ răng Implant sẽ được tích hợp vào xương hàm và thay thế cho chân răng đã mất. Ngoài ra, chất liệu trụ Implant lành tính với khoang miệng và được sàng lọc theo tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu.
- Cầu răng sứ: Đây là phương pháp phục hình răng đã mất bằng cách sử dụng các răng kế cận làm cầu răng. Thông thường, phương pháp này sẽ phải mài răng kế cạnh để làm trụ để chụp mão răng sứ lên trên.
Vì thế, để lựa chọn phương pháp phục hình răng đã mất, bạn có thể so sánh từng phương pháp dựa vào ưu và nhược từng kỹ thuật trồng răng của phương pháp đó. Từ đó, bạn có thể lựa chọn phương pháp phục hình răng phù hợp.
2. Ưu – nhược điểm của các phương pháp trồng răng?
Để hiểu rõ hơn về các phương pháp trồng răng, bạn cũng nên nắm được những ưu và nhược điểm trước khi phục hình:
Hàm giả tháo lắp
Ưu điểm
Hàm giả tháo lắp có nhiều ưu điểm, cụ thể như:
- Tiết kiệm chi phí: Vì phương pháp này có giá thấp hơn so với hàm giả cố định như các phương pháp phục hình răng khác.
- An toàn với cơ thể: Hàm răng giả được thiết kế bằng sứ hoặc nhựa trong nha khoa nên lành tính và an toàn cho cơ thể.
- Tháo lắp dễ dàng: Người sử dụng có thể tháo lắp dễ dàng để vệ sinh khi cần thiết, đồng thời có thể chủ động ăn nhai trong việc sinh hoạt hằng ngày.
- Ngăn ngừa tình trạng răng xô lệch: Là giải pháp giúp răng ổn định trên cung hàm và hạn chế tình trạng xô lệch răng làm ảnh hưởng đến khớp cắn.
Nhược điểm
- Thời gian sử dụng ngắn: Do phương pháp này chỉ phục hình nên sau khoảng 5 năm sẽ xuất hiện tình trạng tiêu xương hàm so với thời gian đầu sử dụng.
- Bất tiện khi sử dụng: Do hàm giả thuận tiện tháo lắp nên người sử dụng sẽ có cảm giác vướng víu khó chịu khi sử dụng. Đặc biệt sau một thời gian sử dụng, hàm giả sẽ xuất hiện mùi hôi khi đeo.
Cầu răng sứ
Ưu điểm
Làm cầu răng sứ mang lại nhiều ưu điểm cho người sử dụng, cụ thể như:
- Sở hữu hàm răng đều đẹp: Làm cầu răng sứ giúp phục hồi răng đã mất, giúp bạn sở hữu một hàm răng đều đẹp, đặc biệt có tính thẩm mỹ cao.
- Cải thiện chức năng ăn nhai: Do răng sứ có độ bền, cứng nên khi lắp cầu răng sứ cũng như chức năng ăn nhai cũng được đảm bảo.
- Chi phí thực hiện thấp: Có chi phí thực hiện thấp so với các phương pháp cấy ghép răng implant nên rất phù hợp cho nhiều đối tượng.
Nhược điểm
- Nguy cơ mất thêm răng thật: Do phương pháp này sử dụng hai răng thật nằm kế cạnh để làm trụ nhằm mục đích nâng đỡ dãi cầu răng sứ. Do đó, việc vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng hoặc thậm chí làm tăng khả năng mất răng thật.
- Không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương: Do phương pháp này chỉ phục hình thân răng. Nên sau một thời gian sử dụng sẽ bị hở vì tiêu xương hàm. Vì thế, có thể ảnh hưởng tại vị trí mất răng hoặc gây cảm giác đau nhức khi ăn nhai.
Trồng răng Implant
Trồng răng Implant có nhiều ưu điểm, cụ thể như:
Ưu điểm
- Phương pháp này giúp hồi phục những chiếc răng đã mất một cách toàn diện về khả năng ăn nhai, đặc biệt tính thẩm mỹ giống với răng thật.
- Ngăn chặn được tính trạng tiêu xương hàm, vì răng Implant có cấu tạo tương tự như một chiếc răng thật.
- Đặc biệt không ảnh hưởng đến các răng xung quanh, vì phương pháp này chỉ phục hình trên các răng đã bị mất.
- Tuổi thọ răng implant cao khoang 15 – 20 năm hoặc thậm chí là vĩnh viễn nếu chăm sóc răng miệng đúng cách.
Nhược điểm
- Chi phí thực hiện cao hơn các phương pháp trồng răng khác.
- Nhiễm trùng ở vị trí hoặc toàn thân nếu đặt trụ Implant sai vị trí khiến vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào.
3. Nên chọn phương pháp nào khi trồng răng để đem lại hiệu quả cao?
Nhìn chung, ba phương pháp trồng răng đều có những ưu và nhược điểm. Vì thế, để đánh giá phương pháp trồng răng nào tốt nhất cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
Sức khỏe của bệnh nhân
Phương pháp hàm giả tháo lắp và làm cầu răng sứ ít xâm lấn đến các tổ chức bên trong khoang miệng bao gồm nướu, xương hàm. Vì thế, nếu trường hợp phục hình răng đã mất cho người trung niên hoặc cao tuổi, có thể lựa chọn 1 trong 2 kỹ thuật trồng răng này.
Ngược lại, trồng răng Implant, đây là phương pháp phức tạp vì phải tác động đến xương hàm. Tuy vậy, phương pháp thường chỉ định cho những người rối loạn tâm thần, mắc bệnh tim, máu khó đông hoặc những người nghiện thuốc lá,..
Dựa vào tài chính
Nếu so sánh 3 phương pháp trồng răng, thì hàm giả tháo lắp sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí và lần lượt phương pháp làm cầu răng sứ và kế tiếp trồng răng Implant.
Dựa vào chất lượng
Hiện nay, công nghệ cấy ghép răng Implant là phương pháp làm răng giả tối ưu nhất hiện nay. So với phương pháp sử dụng hàm giả tháo lắp hay cầu răng sứ sẽ mang lại nhiều ưu điểm hơn, cụ thể như:
- Không hạn chế lực nhai, thoải mái tận hưởng những món ăn yêu thích
- Chăm sóc răng miệng như răng thật.
- Giá trị thẩm mỹ cao.
- Khắc phục và ngăn ngừa các bệnh lý do tình trạng mất răng gây ra như viêm nha chu, tụt nướu, sâu răng,..
Để tìm hiểu về các phương pháp trồng răng, hãy liên hệ trực tiếp Nha khoa My Auris để được tư vấn và thăm khám với các bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Hy vọng trên đây là những thông tin liên quan đến về các phương pháp trồng răng. Chúc bạn tìm ra giải pháp nhằm phục hình răng đã mất.
Kim Dung