Răng bị mẻ có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Mức độ răng mẻ ở mỗi người cũng khác nhau, tùy vào từng tình trạng mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị, khắc phục phù hợp. Tuy nhiên, nếu những trường hợp mẻ răng mức độ nặng, tổn thương lớn đến “ngoại hình” của răng thì áp dụng trồng răng bị mẻ là vô cùng cần thiết. Trong số đó, trồng răng implant là một trong những giải pháp tối ưu. Cùng Kiến Thức Implant tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề trồng răng bị mẻ qua bài viết này nhé.
Một số điều về tình trạng răng mẻ
Răng có bề mặt bao bọc bên ngoài khá cứng chắc. Tuy nhiên, đừng chủ quan vì lớp men răng này cũng rất dễ bị tổn thương nếu như có tác động lực từ bên ngoài.
Răng mẻ là tình trạng phần men răng bị hư hỏng do nhiều nguyên nhân: té ngã, va đập, cắn vật cứng, thiếu khoáng chất, bệnh lý răng miệng,…. khiến cho răng bị mẻ bị một phần. Điều này làm cho “ngoại hình” của răng bị ảnh hưởng vì không còn nguyên vẹn, có thể ngắn hơn các răng còn lại, có thể hình dạng xấu,…. Từ đó, không chỉ gây mất thẩm mỹ, cản trở ăn nhai mà còn có thể gây thêm nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng khác.
Vì sao cần trồng răng bị mẻ?
Nhiều người chủ quan khi bị mẻ răng vì cho rằng không có bất kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Do đó, mà không có biện pháp can thiệp và khắc phục.
Các răng khỏe mạnh thường có cấu tạo 3 lớp: men răng, ngà răng và tủy răng. Trong đó, lớp men răng là phần bao phủ bên ngoài, bảo vệ các phần nhạy cảm của răng bên trong. Khi xảy ra tình trạng mẻ răng ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc bảo vệ của răng. Do đó, có thể khiến cho ngà và tủy răng lộ ra ngoài. Điều này gây nên cảm giác ê buốt, đau nhức, răng nhạy cảm, đặc biệt là khi ăn thực phẩm nóng, lạnh.
Cùng với đó, vi khuẩn và các tác nhân gây hại cũng sẽ dễ dàng tấn công vào các phần bên trong của răng. Điều này làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm tủy, áp xe răng,…
Không những vậy, khi răng mẻ có thể trở nên sắc nhọn hơn nên dễ gây cộm cấn làm tổn thương mô mềm: má, môi, lưỡi gây chảy máu, đau rát, khó chịu khi ăn uống.
Thế nên, dù không gây đau nhức gì thì khi mẻ răng, nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp phục hình, trồng răng bị mẻ phù hợp nhất.
Trồng răng bị mẻ – Trồng implant giải pháp tối ưu
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp khắc phục tình trạng răng mẻ. Tùy vào mức độ mẻ, tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp.
Các phương pháp như trám răng, dán mảnh răng mẻ, mài răng thường được chỉ định áp dụng cho những trường hợp mẻ răng ở mức độ nhẹ, diện tích phần mẻ nhỏ, không tác động nhiều đến mô răng, không là hở chân răng.
- Dán lại mảnh răng mẻ: phương pháp này chỉ được thực hiện khi mà khách hàng còn giữ lại mảnh mẻ răng và mảnh mẻ này còn chắc khỏe, nguyên vẹn.
- Mài răng: mẻ răng ít có thể mài răng để cân đối lại hình dáng của răng, đảm bảo thẩm mỹ cho toàn bộ hàm.
- Trám răng: đây là phương pháp làm đầy các khoảng trống trên bề mặt răng bằng vật liệu trám chuyên dụng là Composite. Tuy nhiên, miếng trám không mang đến hiệu quả cao vì dễ bị bong tróc.
Đối với các răng bị mẻ, vỡ mất hơn ½ thân răng thì bác sĩ sẽ chỉ định bọc răng sứ thẩm mỹ để cải thiện thẩm mỹ và chức năng hoàn hảo hơn. Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng răng gốc, nếu răng khỏe mạnh sẽ mài răng đến tỷ lệ phù hợp rồi trồng răng sứ lên trên. Mão sứ có hình dáng, kích thước thiết kế tương tự răng thật nên mang đến tính thẩm mỹ cao và ăn nhai tốt.
Đối với những trường hợp răng vỡ, mẻ quá lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tủy, cản trở ăn nhai, gây đau nhức kéo dài thì các phương pháp kể trên không hề mang đến hiệu quả và không thể điều trị dứt điểm. Lúc này, chỉ định của bác sĩ là nhổ răng và trồng răng bị mẻ bằng implant để phục hình tối ưu nhất cả về hình dáng lẫn chức năng.
Trồng răng implant được xem là phương pháp tối ưu nhất trong trồng răng bị mẻ vì không chỉ phục hình thân răng mà phục hình cả chân răng cứng chắc trong xương hàm như một chiếc răng thật.
Cấu tạo răng implant có 3 phần như một chiếc răng hoàn chỉnh: trụ implant, mão sứ và khớp nối Abutment. Trụ implant được làm bằng chất liệu titanium có khả năng tương thích sinh học cao và tích hợp vào xương hàm sau thời gian cấy ghép. Khi trụ đã tích hợp, bác sĩ sẽ phục hình mão sứ lên trên trụ thông qua khớp nối Abutment. Nhờ vậy, không chỉ giải quyết được thẩm mỹ, ăn nhai mà trồng răng bị mẻ bằng implant còn bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt, diễn ra độc lập mà không có tác động đến răng thật. Điểm đặc biệt nhất của phương pháp được đánh giá cao chính là ngăn được tình trạng tiêu xương hàm, ngăn chặn tình trạng lão hóa, sụp má, mất cân đối khuôn mặt,…
Kinh nghiệm xử lý răng bị mẻ
Khi phát hiện răng bị mẻ, kinh nghiệm ngay lúc đó cần thực hiện các thao tác như sau:
- Nhanh chóng lấy mảnh vỡ ra ngoài, tránh để mảnh vỡ sắc nhọn tổn thương khoang miệng hay trôi xuống cơ quan tiêu hóa.
- Không nên dùng tay và lưỡi chạm vào răng bị mẻ.
- Giữ lại mảnh vỡ nếu như có thể thì bác sĩ sẽ dán mảnh vỡ răng lại.
- Súc miệng thật sạch và đến trực tiếp nha khoa/ bệnh viện để bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị.
Cách chăm sóc sau khi trồng răng bị mẻ
Sau khi trồng răng bị mẻ, để bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng, cần thực hiện một số biện pháp sau đây:
- Đánh răng đều đặn và đúng kỹ thuật: đánh răng 2 lần/ ngày, chải răng đúng chiều, đúng kỹ thuật theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
- Sử dụng chỉ nha khoa, nước muối, nước súc miệng để vệ sinh, làm sạch khoang miệng, loại bỏ mảng bám và vi khuẩn, nhất là sau mỗi bữa ăn.
- Hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường: bánh, kẹo, socola, kem, nước ngọt có ga,…
- Hạn chế thực phẩm có tính acid cao
- Bổ sung nhiều rau xanh, củ quả
- Uống đủ nước trong ngày
- Không dùng răng cắn, nạy, mở các vật cứng hay cắn thực phẩm quá cứng.
Như vậy, với những thông tin trong bài viết về trồng răng bị mẻ, hẳn là mọi người đã hiểu hơn về tình trạng cũng như các biện pháp khắc phục. Khi có tình trạng này xảy ra, hãy bình tĩnh xử lý và đến ngay nha khoa uy tín, đáng tin cậy để được khắc phục nhanh chóng. Nếu vẫn còn lo lắng, hãy đến nha khoa My Auris để được thăm khám, tư vấn chi tiết nhé.
Anh Thy