33.9 C
Ho Chi Minh City
Thứ Ba, Tháng Tư 23, 2024
spot_img

Trị hôi miệng bằng nước muối thật sự đem lại hiệu quả không?

Nguyên nhân gây hôi miệng

Hôi miệng là tình trạng có mùi khó chịu trong hơi thở. Mùi này sẽ xuất hiện khi nói, thở và khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp cũng như gây mất thiện cảm với người đối diện. Ông bà ta có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì thế, trước khi tìm hiểu các cách trị hôi miệng bằng nước muối thì hãy cùng Kiến Thức Implant tìm hiểu nguyên nhân gây ra căn bệnh này để biết cách phòng tránh nhé.

trị hôi miệng bằng nước muối

Theo các chuyên gia nha khoa, bệnh hôi miệng do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó chủ yếu là:

  • Vệ sinh răng miệng kém, những mảng bám thức ăn còn sót lại về lâu ngày hình thành cao răng và gây ra mùi hôi.
  • Bị viêm nhiễm răng, chân răng và viêm niêm mạc miệng.
  • Bị chứng khô miệng, môi khô và lưỡi bẩn.
  • Bị các bệnh về răng, nướu, dạ dạy, thực quản,…
  • Do ăn các loại thực phẩm có mùi nặng như tỏi, hành,….
  • Do sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ làm khô miệng hoặc giải phóng các hóa chất, gây ra hôi miệng.
  • Xuất phát từ những viên sỏi nhỏ hình thành trong amidan (sỏi amidan) và được bao phủ bởi vi khuẩn tạo ra mùi. 
  • Mắc một số bệnh như ung thư và tình trạng rối loạn chuyển hóa.

Khi bị một trong các vấn đề trên, bạn nên nhanh chóng điều chỉnh hoặc tìm phương pháp cải thiện.

Trị hôi miệng bằng nước muối có hiệu quả không?

Trong cuộc sống hằng ngày, muối là một loại gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn của gia đình. Theo các nhà khoa học, muối có chứa rất nhiều thành phần sát khuẩn, chống viêm và làm lành vết thương tự nhiên, loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa trong răng miệng,… 

Chính vì thế, trị hôi miệng bằng nước muối vẫn luôn là phương pháp được áp dụng từ xa xưa để chữa hôi miệng. Song song với việc trị hôi miệng, nước muối còn giúp làm dịu vết loét ở cổ họng/niêm mạc nướu, hạn chế chảy máu chân răng, giảm đau họng, loại bỏ mảng bám giúp răng trắng sáng,… Ngoài ra, việc ngậm nước muối chữa hôi miệng không chỉ chữa trị hiệu quả mà còn giúp tiết kiệm khá nhiều thời gian, và chi phí cho bạn. 

trị hôi miệng bằng nước muối

6 cách trị hôi miệng bằng nước muối 

Mặc dù có rất nhiều cách trị hôi miệng bằng nước muối, nhưng 6 phương pháp dưới đây được đánh giá là rất dễ áp dụng, tiết kiệm mà hiệu quả cao:

Nước muối ấm

Đây là cách trị nhiệt miệng bằng nước muối cơ bản nhất và tiết kiệm nhất. Bước thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 2 thìa café muối và 250ml nước ấm hoặc theo tỷ lệ 9g muối – 1 lít nước ấm.
  • Khuấy đều muối vào nước ấm.
  • Sử dụng nước muối để súc miệng trong khoảng 30 – 60 giây. Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày (sáng, trưa và tối).

Lưu ý cần nhớ: 

  • Trước khi súc nước muối, bạn nên chải răng sạch sẽ. 
  • Nếu thấy chân răng bị sưng và chảy máu, bạn có thể ngậm nước muối trong khoảng 3 phút để làm dịu niêm mạc.
  • Không nên sử dụng nước muối đặc vì có thể gây tổn thương niêm mạc miệng. 
  • Trong khi xúc miệng, bạn nên khò họng và tráng miệng lại bằng nước lọc.

Nước muối và cồn

Ngoài cách trị hôi miệng bằng nước muối tinh khiết như trên, còn cũng là một loại có thể kết hợp hiệu quả. Bởi lẽ, bản thân cồn đã có tác dụng sát khuẩn, sát trùng vết thương tốt. Cách sử dụng nước muối và cồn để trị hôi miệng:

  • Nhỏ vài giọt ra một chiếc khăn mềm hoặc miếng gạc sạch.
  • Dùng khăn hoặc băng gạc đó lau ngay vị trí chân răng và kẽ răng một cách kĩ lưỡng. 
  • Chải răng lại như bình thường và dùng nước nước muối loãng để súc miệng lại lần nữa.

Lưu ý cần nhớ: 

  • Chỉ nên sử dụng cồn 50-70 độ để tránh gây tổn thương răng và lợi.
  • Nên thực hiện khoảng 2- 3 lần/tuần để đạt hiệu quả như  mong muốn.

Nước muối và lá ngò gai

Trong Đông y, ngò gai  có vị the, tính ấm, mùi thơm hắc. Đặc biệt, khi kết hợp với muối hột sẽ có tác dụng chữa hôi miệng rất tốt. Cách sử dụng lá ngò gai kết hợp với nước muối:

  • Sắc lấy nước đặc một nắm ngò gai (tầm 6 – 7 cây). 
  • Thêm vào vài hạt muối hột để làm nước súc miệng.
  • Khò họng 2 – 3 lần/ngày.

Sau vài tuần sử dụng hỗn hợp này, đảm bảo bạn sẽ lấy lại được hơi thở thơm tho và sự tự tin trong giao tiếp.

Nước muối và chanh

Trị hôi miệng bằng nước muối và chanh cũng là một trong những biện pháp phổ biến. Acid citric có trong chanh sẽ hỗ trợ làm sạch răng miệng và hạn chế nguy cơ viêm nhiễm chân răng và tinh dầu thơm từ chanh có khả năng khử mùi do vi khuẩn gây hại tiết ra. Các bước tiến hành sử dụng chanh và muối:

  • Vắt lấy nước cốt của 1 quả chanh
  • Pha nước cốt chanh với khoảng 100ml nước. 
  • Cho 1 thìa muối vào hỗn hợp.
  • Súc miệng bằng hỗn hợp từ 2 – 3 lần/ngày vào sáng, trưa và tối.

Nước muối và baking soda

Baking soda (hay còn gọi bột nở, thuốc muối) rất thường được sử dụng trong việc chăm sóc răng miệng. Ngoài tác dụng được biết đến nhiều nhất là làm trắng răng, baking soda cũng giúp đẩy lùi mùi hôi miệng một cách nhanh chóng và hiệu quả khi kết hợp với nước muối. Cách sử dụng nước muối và baking soda để trị hôi miệng:

  • Chuẩn bị 1 thìa café muối, 1 thia baking soda, 300ml nước lọc.
  • Hòa tan muối, baking soda trong nước lọc.
  • Sử dụng hỗn hợp này để chải răng hoặc súc miệng trong tầm 2 phút. 
  • Súc miệng lại bằng nước sạch.

Lưu ý cần biết: 

  • Không nên súc miệng quá lâu vì có thể gây tổn thương men răng.
  • Chỉ nên sử dụng 2 – 3 lần/ tuần để tránh gây ảnh hưởng xấu đến lợi và răng. 
  • Thao tác chải răng phải thật nhẹ nhàng và đúng kĩ thuật.

Trị hôi miệng bằng nước muối nhìn chung là một phương pháp có hiệu quả cao. Tuy nhiên nếu tình trạng hôi miệng mãi vẫn không hết và thậm chí còn diễn biến nặng hơn, bạn cần đến ngay nha khoa uy tín để thăm khám. Khi này, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về căn bệnh hôi miệng này, hãy liên hệ ngay Kiến Thức Implant để được các tư vấn viên của chúng tôi giải đáp chi tiết.

Phương Trang

Có thể bạn quan tâm

Social

0FansLike
3,912FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
spot_img

Bài viết phổ biến