Các trường hợp trẻ em bị sâu răng phổ biến
Theo một cuộc khảo sát quốc gia về sức khỏe răng miệng ở trẻ, trẻ bị sâu răng là tình trạng đáng báo động với tỷ lệ trẻ bị sâu răng đang ngày càng gia tăng trong những năm gần đây với tỷ lệ là 85% năm 2019 ở Việt Nam.
Trẻ bị sâu răng sữa
Tỷ lệ sâu răng ở răng sữa (răng tạm thời) tại Việt Nam là 36%. Mặc dù các răng sữa này đều sẽ thay và sẽ có răng vĩnh viễn mọc lên nhưng nếu răng sữa bị sâu nặng và dẫn đến mất răng quá sớm, có thể khiến các răng vĩnh viễn mọc chen chúc, lệch lạc.
Trẻ bị sâu răng hàm
Tỷ lệ trẻ bị sâu răng hàm cũng gia tăng trong những năm gần đây. Răng hàm là răng cứng chắc nhất và nằm sâu trong khoang miệng của trẻ nên các bậc cha mẹ thường chủ quan không kiểm tra thường xuyên khiến các răng hàm khi phát hiện ra tình trạng sâu thì đã không còn ở giai đoạn nhẹ. Răng hàm sâu nặng phải nhổ bỏ, nếu không can thiệp kịp thời sẽ gây lệch lạc cấu trúc răng, ảnh hưởng đến khuôn mặt của trẻ về sau.
Trẻ bị sâu răng và sưng lợi
Lợi (hay còn gọi là nướu răng) là hệ thống mô mềm quan trọng nhằm mục đích bao bọc chân răng. Sưng lợi (viêm lợi) có thể gây ra các triệu chứng phiền toái cho trẻ như lợi chuyển màu ửng đỏ, bề mặt nướu trơn láng, dễ chảy máu, trẻ có biểu hiện sốt và mệt mỏi.
Trẻ bị sâu răng vào tủy
Bệnh lý sâu răng và các chấn thương răng ở trẻ nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây ra viêm tủy răng. Ban đầu trên bề mặt răng của trẻ sẽ xuất hiện các đốm đen li ti, dần dần trẻ sẽ có cảm giác ê buốt răng khi ăn phải đồ ăn nóng lạnh, chua cay. Các bậc phụ huynh nên lưu ý vì tình trạng này vì sẽ khiến cho trẻ bị đau nhức dữ dội và khó ăn uống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng như gây viêm xương hàm, cũng như sức khỏe cơ thể của trẻ.
Nguyên nhân làm trẻ em bị sâu răng
Để có thể tìm ra phương án điều trị chính xác và cách phòng ngừa sâu răng ở trẻ, phụ huynh cần nắm rõ các nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là 3 nguyên chính được các nhà nghiên cứu thống kê trong rất nhiều trường hợp sâu răng ở trẻ:
Vệ sinh răng miệng không tốt
Thông thường trẻ em dưới 6 tuổi không thể tự vệ sinh răng miệng tốt mà cần sự hỗ trợ của phụ huynh. Nếu cha mẹ giám sát hướng dẫn trẻ kĩ càng thì có thể hạn chế tỷ lệ mảng bám tích tụ dẫn đến sâu răng. Còn nếu cha mẹ không theo sát, đặc biệt là khi trẻ lớn và có thể tự vệ sinh răng miệng 1 mình, thì có thể trẻ sẽ lơ là và chải răng sơ sài không đúng kĩ thuật sẽ làm răng nhanh chóng bị sâu do mảng bám.
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Cũng như các bệnh lý khác, chế độ ăn uống cũng có mối liên hệ trực tiếp đến sức khỏe răng miệng. Những đồ ăn có chứa nhiều cacbonhydrat như: kem, bánh ngọt, kẹo,, khoai tây chiên, bánh quy giòn… đều là những món trẻ em thường thích và ăn nhiều. Tuy nhiên, các món ăn này thật sự đều dẫn đến tình trạng sâu răng phát triển một cách nhanh chóng.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài 2 yếu chính như trên, trẻ em bị sâu răng cũng do một số nguyên nhân khách quan khác như:
- Hiện tượng tiết ít nước bọt sẽ tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển và sinh sôi nhanh chóng.
- Do thiếu Fluoride – một khoáng chất tự nhiên có tác dụng bảo vệ răng, giúp phục hồi những tổn thương ở răng.
- Do bẩm sinh men răng yếu hơn bình thường, dễ bị tổn thương, dễ bị phá huỷ.
- Do cấu tạo răng sữa của trẻ em có men răng và ngà răng mỏng nên rất dễ bị tổn thương.
Trẻ em bị sâu răng hàm phải làm gì?
Nếu hỏi trẻ em bị sâu răng hàm phải làm gì thì tùy theo độ tuổi của trẻ, tình trạng và mức độ sâu răng mà khi đến nha khoa thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị phù hợp cho trẻ để vừa đảm bảo an toàn và vừa đem lại hiệu quả tốt nhất. Có 4 phương pháp điều trị đang được áp dụng phổ biến:
Sử dụng Fluoride
Nếu tình trạng sâu răng của trẻ chỉ mới ở giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ sử dụng fluoride dưới dạng gel, bọt,… để che phủ các lỗ sâu nhỏ và cung cấp các khoáng chất cần thiết cho răng tái tạo. Phương pháp này giúp phục hồi rất tốt các tình trạng tổn thương của men răng ở trẻ.
Trám răng
Trong hầu hết các trường hợp sâu răng ở trẻ, cách phổ biến nhất để điều trị cho trẻ mới biết đi và những trẻ em có một hoặc nhiều lỗ sâu trên răng, kể cả với trẻ 1-2 tuổi đó là trám răng. Khi này, bác sĩ sẽ sử dụng miếng trám composite đặt vào vị trí bị sâu răng. Phương pháp này có thể áp dụng cả trên răng sữa và răng vĩnh viễn của trẻ em để bảo tồn răng cho trẻ.
Gắn mão răng
Khi trẻ bị sâu răng nặng nhưng răng thật vẫn có thể bảo tồn thì bác sĩ sẽ chỉ định gắn mão răng. Mão răng là một vỏ bọc, thường có màu bạc, được tùy chỉnh theo hình dáng của răng nhằm bảo vệ và phục hồi vỏ tự nhiên của răng.
Nhổ răng
Khi răng của trẻ bị sâu nặng hoặc bị nhiễm trùng, bá sĩ sẽ buộc phải chỉ định nhổ bỏ. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ hạn chế tối đa áp dụng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu buộc phải thực hiện, bác sĩ sẽ phải sử dụng những phương pháp gây mê đặc biệt (thuốc tê, oxit nitơ, thuốc an thần,…) để đảm bảo quá trình diễn ra an toàn nhất.
Cách phòng ngừa bệnh sâu răng ở trẻ em
Ông bà ta có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh” nên nếu phòng ngừa được tình trạng sâu răng ở trẻ thì vẫn tốt hơn là phải đưa trẻ đi chữa răng sâu.
Xây dựng cho trẻ thói quen chăm sóc răng miệng lành mạnh
- Ngay khi chiếc đầu tiên xuất hiện, hãy bắt đầu đánh răng cho trẻ 2 lần một ngày với kem đánh răng có chứa florua.
- Dạy trẻ cách vệ sinh răng miệng đúng cách và đủ các bước.
- Sử dụng đúng liều lượng kem đánh răng: lượng kem đánh răng cỡ hạt gạo đối với trẻ nhỏ hơn 3 tuổi; lượng kem đánh răng bằng hạt đậu cho trẻ từ 3 tuổi trở lên.
- Dùng chỉ nha khoa cho trẻ hàng ngày đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên.
- Cho trẻ đến nha khoa khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần.
Xây dựng chế độ ăn khoa học cho trẻ
- Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn nhẹ, có chứa nhiều đường như: khoai tây chiên, bánh kẹo, kem, bánh ngọt, chocolate,…
- Tập cho trẻ ăn các thực phẩm lành mạnh và tốt cho sức khỏe như: trái cây có lượng đường thấp (quả mâm xôi, quả việt quất, ổi, dưa gang, táo,…), sữa chua,…
- Bổ sung nhiều rau xanh, vitamin, thực phẩm chứa nhiều vitamin D, canxi vào thực đơn bữa chính của trẻ.
- Không cho trẻ dùng chung dụng cụ ăn uống với người lớn để ngăn ngừa việc truyền vi khuẩn từ miệng.
- Trước khi ngủ chỉ nên cho trẻ uống nước bởi nước trái cây hoặc sữa công thức đều có chứa đường có thể dẫn đến tình trạng sâu răng.
Trên đây Kiến Thức Implant đã chia sẻ với bạn một số thông tin về vấn đề sâu răng ở trẻ. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị sâu răng, hãy đưa trẻ đến nha khoa uy tín như My Auris để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, hạn chế tối đa việc phải nhổ răng cho trẻ.
Phương Trang
Có thể bạn quan tâm:
📚 Trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao: 3 cách điều trị hay
📚 Những điều cần biết về các giai đoạn sâu răng