Trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao cũng là vấn đề khiến nhiều phụ huynh lo lắng, nên hãy cùng theo dõi bài viết sau để biết được cách điều trị.
Tổng quan về tình hình mọc răng ở trẻ em
Trước khi tìm hiểu trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao và có phải vấn đề quan trọng không, thì chúng ta cần tìm hiểu thời gian mọc và thay răng ở trẻ.
Tuổi mọc răng sữa của bé
- Từ 6 – 7 tháng tuổi: Mọc 4 răng cửa dưới.
- Từ 8 – 9 tháng tuổi: Mọc 4 răng cửa trên.
- Từ 12 – 14 tháng: Mọc 4 răng hàm sữa.
- Từ 16 – 18 tháng: Mọc 4 răng nanh sữa.
- Từ 20 – 30 tháng: Mọc 4 răng hàm sữa cuối cùng.
Tuổi thay răng của trẻ
- Từ 5 – 7 tuổi: thay các răng cửa giữa, các răng cửa giữa vĩnh viễn mọc.
- Từ 7 – 8 tuổi: thay các răng cửa bên, các răng cửa bên vĩnh viễn mọc.
- Từ 9 – 10 tuổi: thay các răng hàm sữa thứ nhất, các răng tiền hàm (cối nhỏ) thứ nhất mọc.
- Từ 10 – 11 tuổi: thay các răng nanh sữa.
- Từ 11 – 12 tuổi: thay các răng hàm sữa thứ hai, các răng tiền hàm (cối nhỏ) thứ hai mọc.
- Sau đó trẻ sẽ mọc răng hàm (cối lớn) thứ nhất và mọc các răng hàm (cối lớn) thứ hai ngay sau đó (lưu ý đây là răng vĩnh viễn không thay).
Nguyên nhân khiến trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm
Theo thống kê, sâu răng là một trong những bệnh răng miệng thường gặp nhất ở trẻ em. Đây là tình trạng men răng bị tổn thương hoặc phá vỡ.
Do vi khuẩn
Các vi khuẩn ở mảng bám răng tác động lên các thức ăn có nguồn gốc glucid còn dính lại ở bề mặt răng, chuyển hóa thành acid, gây hư hại men răng, dẫn đến tình trạng sâu răng hàm. Theo các nghiên cứu thực nghiệm, chủng vi khuẩn có khả năng gây sâu răng cao nhất là Streptococus Mutans, cùng với một số chủng vi khuẩn khác như Actinomyces, Lactobacillus,…
Do độ pH trong môi trường miệng
Nếu môi trường trong khoang miệng có độ pH< 5 thì gây ra tổn thương hủy khoáng, làm mất mô cứng của răng và gây ra sâu răng.
Do một số vấn đề về cấu trúc răng
- Men răng: Men răng thiểu sản hay men răng kém khoáng hóa dễ bị huỷ khoáng hơn và thúc đẩy sự tiến triển của sâu răng.
- Hình thể răng: Các răng có hố rãnh sâu dễ tập trung mảng bám và khó vệ sinh sạch. Ngoài ra, một số bất thường về hình dạng răng như răng sinh đôi, răng dính, núm phụ,… cũng dễ gây sâu răng.
- Vị trí răng: Răng lệch lạc, chen chúc làm các mảng bám khó vệ sinh nên dễ bị sâu răng hơn.
- Nước bọt: Nước bọt có vai trò như một hàng rào bảo vệ men răng, cũng như là yếu tố làm sạch tự nhiên để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn còn sót lại, cung cấp các chất khoáng để hỗ trợ quá trình tái khoáng có thể phục hồi các tổn thương sâu răng sớm.
Do chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống của trẻ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng. Trẻ em thường thích và ăn nhiều những đồ ăn có chứa nhiều cacbonhydrat như: kem, bánh ngọt, kẹo, khoai tây chiên, bánh quy giòn… Ngoài ra, trẻ cũng hay ăn uống trước khi đi ngủ hay bú bình kéo dài. Tất cả những điều này đều dẫn đến việc gia tăng hình thành mảng bám trên răng, tạo điều kiện cho sâu răng phát triển.
Do thói quen chăm sóc răng miệng
Cuối cùng, nguyên nhân gây ra sâu răng hàm ở trẻ 7 tuổi thường là do việc vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng. Trẻ 7 tuổi trong thực tế đã có thể tự chải răng. Tuy nhiên, trẻ em thường sẽ không thể tự chải răng đúng cách và chưa ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên khiến mảng bám tích tụ dần dần làm sâu răng.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sâu răng hàm
Các dấu hiệu nhận biết ở giai đầu
Ở giai đoạn đầu, dấu hiệu sâu răng không thể nhận thấy nếu chụp X-quang. Tuy nhiên có một số dấu hiệu mà cha mẹ có thể quan sát kĩ để nhận ra trẻ có bị sâu răng hàm hay không:
- Xuất hiện các vết trắng đục hoặc nâu vàng, bề mặt men răng còn nguyên vẹn.
- Xuất hiện các vết trắng đục khi thổi khô bề mặt.
- Vùng tổn thương biểu hiện mức độ mất khoáng với giá trị từ 10 đến 20 khi đo bằng thiết bị Laser huỳnh quang.
Chẩn đoán sâu răng giai đoạn hình thành lỗ sâu
Khi này các dấu hiệu của sâu răng đã có thể nhận thấy khi chụp X-quang. Ngoài ra, cũng có nhiều biểu hiện rõ ràng hơn như:
- Cảm thấy ê buốt khi ăn nhai hoặc khi gặp nóng, lạnh, chua, ngọt,…
- Thấy rõ hình ảnh lỗ sâu với các đặc điểm sau: Ở mặt nhai các răng hàm sữa, mặt gần – xa, mặt ngoài và mặt trong; Màu men ngà răng hoặc màu vàng nâu, đen,…
- Nhận thấy khi chụp X-quang: Có hình ảnh thấu quang vùng tổn thương sâu răng.
Trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao?
Dùng một số cách chữa sâu răng cho trẻ em tại nhà
Trẻ em là đối tượng nhạy cảm, nên phụ huynh cần lưu ý lựa chọn phương pháp an toàn và lành tính cho bé. Dưới đây là một số phương pháp dân gian mà bạn có thề áp dụng tại nhà nếu trẻ bị sâu răng hàm nhẹ:
- Sử dụng mật ong
Mật ong có chứa lượng lớn các chất kháng khuẩn nên có thể làm giảm tình trạng sâu răng. Đây cũng là một loại thực phẩm có vị ngọt nên rất được trẻ em yêu thích. Cách sử dụng mật ong như sau:
- Cho bé ngậm 1 thìa mật ong trong miệng, sau đó để bé súc miệng lại với nước sạch.
- Thực hiện phương pháp trên 2 lần/ngày.
- Cho bé ngậm nước muối
Súc miệng nước muối được xem như phương pháp điều trị nhiều bệnh lý nha khoa, trong đó có sâu răng do muối có thành phần sát khuẩn. Cách chữa sâu răng thực hiện như sau:
- Pha một ít muối biển với nước ấm thành dung dịch nước muối loãng.
- Cho bé ngậm nước muối trong miệng mỗi lần khoảng 1 phút, sau đó súc miệng lại 1 lần nữa bằng nước sạch.
- Cho bé thực hiện 2-3 lần/ngày.
Trám răng với trường hợp sâu răng nhẹ
Thực tế thì các biện pháp dân gian chỉ có thể trị sâu răng ở thời điểm khởi pháp bệnh. Thông thường bạn sẽ phải đưa trẻ đến nha khoa để được bác sĩ điều trị.
Khi răng hàm mới chỉ chớm sâu, lỗ sâu răng còn nhỏ và chưa ảnh hưởng quá nhiều đến cấu trúc răng thì bác sĩ sẽ chỉ định trám răng cho bé. Đây là phương pháp sử dụng miếng trám, thường là composite màu trắng, đặt vào vị trí bị tổn thương do sâu răng gây ra để thay thế.
Nhổ răng trong trường hợp sâu răng nặng
Nếu trẻ bị sâu răng hàm nặng, mô răng đã bị tổn thương nặng nề và không thể bảo tồn được nữa thì khi này bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để bảo vệ các răng xung quanh. Vì trẻ 7 tuổi vẫn chưa mọc răng hàm vĩnh viễn nên phụ huynh không cần lo lắng là trẻ sẽ bị mất răng hàm vĩnh viễn và cần phương pháp phục hình răng.
Nếu bạn còn các thắc mắc khác hoặc cần điều trị sâu răng hàm cho trẻ 7 tuổi thì bạn có thể liên hệ với hotline 0901 958 868 của My Auris để được tư vấn và đặt lịch hẹn nhé!
Phương Trang