Chứng suy giảm trí nhớ đang ngày càng phổ biến ở những người trẻ tuổi, nên việc nắm rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Chứng suy giảm trí nhớ là gì?
Suy giảm trí nhớ là tình trạng khả năng ghi nhớ của não bộ bị suy giảm, hoặc quá trình vận chuyển những thông tin và trí nhớ về vỏ não bị ngưng trệ theo thời gian. Chứng suy giảm trí nhớ khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ghi nhớ thông tin, hình thành các ký ức mới hay tái hiện lại các ký ức cũ trong quá khứ, khả năng tư duy kém dần theo thời gian.
Trong quá khứ, suy giảm trí nhớ là căn bệnh thường chỉ xảy ra ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, các nghiên cứu thống kê trong những năm gần đây đã chỉ ra rằng 85% người dưới 50 tuổi ít nhất gặp phải một vấn đề về trí nhớ kém, trong đó có đến 20-30% ở người trẻ dưới 30 tuổi, phần còn lại tập trung ở lứa tuổi trung niên. Đây là các số liệu đáng báo động bởi có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến sa sút trí tuệ ở người già hoặc bệnh Alzheimer.
Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ ở người trẻ
Khác với người cao tuổi bị suy giảm trí nhớ do sự lão hóa và suy giảm chức năng của não bộ cũng như các bệnh nền, thì với người trẻ lại có 6 nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ chủ yếu là:
Do trầm cảm và stress
Cuộc sống của người trẻ hầu hết sẽ gặp rất nhiều áp lực từ công việc, học hành,… dễ dẫn đến tình trạng stress hoặc thậm chí là bệnh trầm cảm. Thần kinh căng thẳng tác động trực tiếp lên trung tâm thần kinh nhận thức và làm giảm tốc độ phản ứng với sự vật, những người trẻ khi này sẽ khó tập trung suy nghĩ, dễ phân tán tư tưởng và giải quyết vấn đề một cách chậm chạp hơn bình thường. Dần dần não bộ bị suy giảm chức năng và trí nhớ dần sa sút.
Rối loạn giấc ngủ
Ở độ tuổi nào thì giấc ngủ cũng có vai trò rất quan trọng với sức khỏe vì trong thời gian ngủ, cơ thể sẽ nghỉ ngơi, tái tạo lại năng lượng và đào thải độc tố, sóng não sẽ được tạo ra để lưu trữ các thông tin, rồi chuyển thông tin đó đến vỏ não trước trán và lưu giữ ký ức.
Tuy nhiên, người trẻ tuổi thường có giấc ngủ không đủ giấc do công việc, học hành, các vấn đề về các mối quan hệ trong cuộc sống, nên thường xuyên dẫn đến tình trạng thiếu ngủ, không ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày. Khi ngủ không đủ giấc sẽ làm luồng thông tin về vỏ não trước trán bị ngưng trệ và làm mất trí nhớ ngắn hạn hoặc mau quên.
Làm việc quá sức
Đây cũng là một trong các nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ ở người trẻ. Khi cơ thể phải làm quá nhiều việc cùng lúc thì bộ não sẽ phải làm việc quá tải. Các chuyên gia cho rằng, để đạt hiệu quả công việc tốt nhất và để não bộ có thể hoạt động tốt nhất, bạn nên tập trung làm tốt một việc ở một thời điểm, sắp xếp công việc hợp lý, hạn chế cùng lúc phải giải quyết nhiều vấn đề.
Do lạm dụng rượu, bia
Việc uống quá nhiều rượu bia cũng gây ra tình trạng trí nhớ ngắn hạn, ngay cả khi tác dụng của rượu đã hết. Các chuyên gia khuyến nghị rằng, để hạn chế tình trạng này, không nên uống quá 2 ly bia/ngày (đối với nam) và không quá 1 ly bia/ngày (đối với nữ).
Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt
Dinh dưỡng là phần không thể thiếu của một cơ thể cũng như bộ não khỏe mạnh. Các vấn đề như thiếu máu do thiếu sắt làm chúng ta mệt mỏi, chóng mặt, thiếu hụt các loại vitamin nhóm B (B1 và B12), cộng với các áp lực trong cuộc sống cũng sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ.
Các vấn đề sức khỏe
Bên cạnh các nguyên nhân liên quan đến lối sống, một số căn bệnh cũng là nguyên nhân gây nên suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi:
- Suy giảm tuần hoàn máu não (tình trạng giảm lưu lượng máu tới não) dẫn đến giảm cung cấp oxy và dưỡng chất cần thiết cho các hoạt động của não bộ.
- Rối loạn tuyến giáp dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ và trầm cảm.
- Các bệnh liên quan đến não bộ khác như não úng thủy, khối u, tụ máu dưới màng cứng, thoái hoá thuỳ trán,…
Cách điều trị suy giảm trí nhớ
Khi tình trạng suy giảm trí nhớ vẫn chưa quá nghiêm trọng, việc điều trị suy giảm trí nhớ là cần thiết và bạn nên bắt đầu từ việc điều chỉnh lại lối sống của mình.
Xây dựng một lối sống lành mạnh
Việc điều chỉnh lại lối sống cho lành mạnh là điều cần thiết để cải thiện sức khỏe tổng thể cũng như trí nhớ:
- Tập thể dục mỗi ngày để thúc đẩy tuần hoàn máu đến toàn bộ cơ thể, trong đó có não bộ.
- Tham gia các hoạt động xã hội.
- Thói quen đi ngủ đúng giờ, đủ giấc từ 7-9 tiếng/ngày.
- Hạn chế tối đa tình trạng căng thẳng, lo âu.
- Sắp xếp công việc, học tập một cách khoa học.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
- Có thể thiền, yoga giúp cải thiện tâm trạng.
Suy giảm trí nhớ nên ăn gì?
Vậy bị suy giảm trí nhớ nên ăn gì thì câu trả lời là hãy cố gắng duy trì chế độ ăn uống hợp lý, giàu các chất dinh dưỡng tốt cho não bộ như:
- Hạn chế những loại thực phẩm nhiều Carbohydrate, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ uống có gas.
- Tăng cường các loại cá biển (giàu axit béo omega -3).
- Trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt.
- Các nguồn protein ít chất béo như cá, đậu và thịt gia cầm đã bỏ da
- Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B, B12 như trứng, sữa, thịt…
Rèn luyện ghi nhớ
Bạn có thể rèn luyện trí nhớ bằng các trò chơi trí tuệ 15-30 phút/ngày như Sudoku, cờ vua, giải câu đố ô chữ,…
Sử dụng thuốc để tăng cường trí nhớ
Trong trường hợp đến gặp bác sĩ, bạn sẽ có thể được kê các đơn thuốc giúp tăng cường trí nhớ có nguồn gốc từ dược liệu như Ginkgo biloba (cây bạch quả). Ginkgo biloba có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh khỏi các gốc tự do gây hại, đồng thời làm giãn mạch máu và cải thiện tuần hoàn máu não nhờ hoạt chất flavonoid – một chất oxy hoá mạnh. Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu ra rằng Ginkgo biloba có tác dụng cực kỳ hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng rối loạn nhận thức (suy giảm trí nhớ, suy giảm nhận thức, mất tập trung,…).
Tuy nhiên, giữa rất nhiều loại thuốc tràn lan trên thị trường, nên sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ Ginkgo biloba đạt tiêu chuẩn chuẩn hóa EGb761 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Các sản phẩm chuẩn hóa sẽ đảm bảo nồng độ ginkgolic acid, một hợp chất gây độc tế bào, luôn ở mức an toàn cho phép theo tiêu chuẩn WHO dù sử dụng lâu dài.
Vậy là My Auris đã chia sẻ cùng bạn một số thông tin hữu ích về tình trạng trí nhớ bị suy giảm. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với các bệnh viện hoặc bác sĩ chuyên về thần kinh. Còn nếu bạn gặp các vấn đề về răng miệng, hãy liên hệ ngay hotline 0908 038 017 của My Auris để được tư vấn tận tình nhé!
Jane Nguyễn