30 C
Ho Chi Minh City
Thứ Sáu, Tháng Mười Hai 1, 2023
spot_img

Răng khôn mọc lệch ra má – Dấu hiệu nhận biết các biến chứng

Răng khôn mọc lệch ra má là trường hợp hay gặp ở lứa tuổi trưởng thành, sẽ gây cảm giác khó chịu, thậm chí đau đớn và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Tìm hiểu chung về răng khôn mọc lệch?

Răng khôn là gì?

Ngoài tên gọi là “Răng khôn”, “wisdom tooth” còn hay được gọi là răng số 8 hoặc răng hàm lớn thứ 3. Theo như bạn đã biết, người trưởng thành có 32 chiếc răng vĩnh viễn, trong đó bao gồm 4 răng khôn. Tuy nhiên, có người chỉ mọc 1-2 chiếc hoặc không mọc chiếc răng khôn nào, tùy theo cơ địa. Ngoài ra, răng khôn sẽ không mọc ngay trong 1 lần mà sẽ nhú từng chút một trong khoảng thời gian dài từ vài tháng đến 1-2 năm.

Có nhiều trường hợp mọc răng khôn muộn nhưng thông thường, mỗi người sẽ mọc răng khôn trong khoảng từ 17-25 tuổi. Đây là độ tuổi mà xương hàm đã cứng và ít tăng trưởng về kích thước, lớp niêm mạc và mô mềm cũng dày chắc. Điều này hay dẫn đến tình trạng răng khôn mọc lệch ra má, rặng khôn mọc ngầm trong nứu,…, gây nên những bất tiện trong sống thường ngày. 

Các kiểu răng khôn mọc lệch

Dưới đây là các kiểu răng khôn mọc lệch thường hay gặp:

  • Răng khôn mọc lệch ra má:

Răng khôn mọc lệch trong trường hợp này thường chếch ra vùng má khiến bạn cảm thấy cộm hoặc hay bị cắn vào má khi ăn. Điều này dễ dẫn đến nhiệt miệng ở ngay vùng răng cọ vào má.

  • Răng khôn mọc lệch hàm dưới:

Đây là trường hợp không quá hiếm gặp. Khi răng khôn mọc lệch hàm dưới, bạn có thể gặp một số vấn đề như: tổn thương má do răng khôn mọc lệch ra má hàm dưới, gặp khó khăn trong việc ăn nhai và vệ sinh răng miệng,…

  • Răng khôn mọc lệch hàm trên:

Răng khôn mọc lệch ra má hàm trên có mức độ nguy hiểm thấp hơn so với việc răng khôn mọc lệch ra má hàm dưới. Tuy nhiên răng khôn mọc lệch hàm trên cũng sẽ khiến bạn dễ bị cắn vào má khi nhai thức ăn. Cũng giống như răng khôn mọc lệch hàm dưới, việc khó vệ sinh sạch sẽ răng miệng khi có răng khôn mọc lệch hàm trên cũng gây các bệnh như viêm lợi, viêm mô tế bào, ảnh hưởng đến răng số 7,…

  • Răng khôn mọc xiên 45 độ:

Trường hợp này thì trục của răng sẽ nghiêng về phía răng số 7, tạo ra khe hở giữa răng khôn với răng số 7, làm cho căn thức thức dễ thích tụ và bị sâu răng. Ngoài ra, cũng như các trường hợp răng khôn mọc lệch khác, nó cũng sẽ khiến bạn bị đau nhức và các răng bị chèn ép, xô lệch.

  • Răng khôn mọc xiên 90 độ (nằm ngang):

Răng khôn khi này sẽ tạo với răng số 7 một góc 90 độ theo phương nằm ngang, chúng thường mọc ngầm dưới hàm, nếu chúng nhú dài sẽ đâm ngang vào răng bên cạnh. Trường hợp này dễ gây ra viêm nhiễm, u nang, cứng hàm, hỏng chân răng số 7 hoặc làm xô lệch cả hàm.

  • Răng khôn mọc kẹt theo chiều thẳng đứng:

Trong trường hợp này, răng khôn đều mọc thẳng nhưng thân răng quá to không thể nhú lên hoặc kẽ răng không chuẩn làm thức ăn bị giắt ở kẽ giữ răng khôn và răng số 7. Hậu quả là có thể gây bệnh hôi miệng, viêm quanh răng, sâu răng,…

  • Răng khôn mọc kẹt trong niêm mạc:

Khi này, răng khôn bị lợi che phủ do một vạt nứu đè lên phía trên khiến răng khôn không trồi lên hẳn được. Tại vùng này, lợi bị răng khôn kích thích sẽ dễ bị viêm nhiễm, sưng tấy, có thể bị viêm lợi trùm.

Khi nào thì nên nhổ răng khôn

Trường hợp nào nên nhổ răng khôn?

Nếu bạn quan niệm rằng răng khôn là răng may mắn và không nên nhổ thì bạn đang có một quan niệm hết sức sai lầm. Nếu bạn gặp các trường hợp sau, bạn nên đến nha khoa để nhổ răng khôn ngay:

  • Răng khôn mọc lệch ra má hàm trên và răng khôn mọc lệch ra má hàm dưới, răng khôn mọc ngầm gây đau nhức, viêm sưng tấy, làm hàm răng bị xô đẩy, chen chúc nhau,…
  • Răng khôn mọc lệch gây khó khăn trong việc nhai thức ăn và vệ sinh răng miệng.
  • Răng khôn mọc thẳng nhưng không có răng đối diện ăn khớp, hoặc có hình dạng bất thường, dễ gây sâu răng và viêm nha chu.
  • Răng khôn được chỉ định nhổ theo yêu cầu để chỉnh hình, phục hình răng mặt.
  • Răng khôn mọc lệch lạc ra khỏi ngoài cung răng, không chịu trách nhiệm cho việc ăn nhai.

Răng khôn mọc lệch ra má: Các biến chứng có thể gặp 

Khi bạn sở hữu những chiếc răng khôn mọc lệch ra má, bạn có thể dễ dàng bị các biến chứng sau đây:

  • Dễ bị nhiệt miệng:

Việc răng khôn mọc lệch ra má hàm trên hay răng khôn mọc lệch ra má hàm dưới đều sẽ dẫn đến bị nhiệt miệng tại vùng má bị răng khôn cọ vào.

  • Sâu răng:

Răng khôn mọc lệch sẽ chèn vào răng số 7 tạo kẽ nhét thức ăn. Khi không thể vệ sinh sạch sẽ, đây sẽ là môi trường thuận lợi cho sâu răng và dễ lây sang các răng gần đó.

  • Gây ra các bệnh về nứu:

Khi thức ăn tích tụ ở các kẽ răng sẽ làm cho vi khuẩn nhanh chóng phát triển, nếu không đềi trị ngay thì sau một thời gian dài sẽ gây viêm nứu. 

  • Bị viêm lợi trùm:

Bạn có thể sẽ bị sưng đau, nhiễm trùng tại chỗ hoặc thậm chí sốt cao. Khi đó, bạn nên đến nha khoa ngay lập tức.

  • Bị u nang xương hàm:

U nang xương hàm hoàn toàn có thể xảy ra khi răng khôn mọc lệch ra má. Thậm chí, nó cũng có thể dẫn đến hỏng xương hàm và răng, ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.

  • Gây rối loạn phản xạ và cảm giác: 

Răng khôn mọc lệch chèn ép các dây thần kinh ở mặt sẽ dễ gây giảm hoặc thậm chí mất cảm giác ở răng, môi, da, niêm mạc, gây đau 1 bên mặt, quanh ổ mắt bị phù đỏ.

Một số lưu ý sau khi nhổ răng khôn

Khi đọc đến đây, bạn có lẽ đã cảm thấy việc nhổ răng khôn là cần thiết như thế nào đối với trường hợp răng khôn mọc lệch, răng khôn mọc lệch ra má hàm trên, răng khôn mọc lệch ra má hàm dưới,…Tuy nhiên, bạn cũng cần nắm rõ một số lưu ý sau trước khi nhổ răng khôn.

Sau khi nhổ răng khôn mọc lệch có thể gặp biến chứng gì?

Đây không phải là các biến chứng thường xảy ra khi nhổ răng khôn mọc lệch ra má, nhưng bạn cũng nên biết để có thể phát hiện ra và đến gặp bác sĩ kịp thời để chữa trị.

  • Có thể bị nhiễm trùng với các dấu hiệu: sốt cao, sưng và đau liên tục, có dịch vàng hoặc trắng,…
  • Bị khô ổ răng khi cục máu đông không phát triển hoặc bị tuột ra khỏi ổ răng trống.
  • Bị mất cảm giác, tê hàm vĩnh viễn do dây thần kinh bị tổn thương. Trường hợp này rất hiếm xảy ra, nếu có thì sẽ xảy ra trong vài tuần hoặc vài tháng.
  • Chậm liền vết thương, thời gian hồi phục lâu. Tuy nhiên đây là biến chứng duy nhất bạn không cần đến ngay nha khoa. 

nhổ răng khôn mọc lệch

Sau khi nhổ răng khôn mọc lệch nên làm gì? 

Để tránh các biến chứng nguy hiểm sau khi nhổ răng khôn mọc lệch ra má, bạn cần tuân theo nghiêm chỉnh các chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, bạn nên:

  • Cắn chặt miếng gạc trong 20 phút sau khi nhổ răng để ngừng máu. 
  • Chườm đá trong ngày đầu tiên sau khi nhổ răng. 
  • Uống thuốc theo đúng lịch và đơn bác sĩ kê.
  • Vệ sinh sạch răng miệng với nước súc miệng chuyên dụng sau 24-48 giờ. 
  • Nên ăn đồ ăn mềm, lỏng như súp, cháo, sinh tố,…; Tránh đồ ăn cay, nóng, chua và cứng.
  • Hạn chế nhai mạnh khu vực vừa nhổ răng. 

Nếu bạn đang tìm một địa chỉ Nha khoa uy tín để nhổ răng khôn mọc lệch, thì My Auris chính là một gợi ý tuyệt vời cho bạn. Khi nhổ răng tại đây, mọi quy trình tư vấn và điều trị đều sẽ tuân theo tiêu chuẩn quốc tế WTS nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về mức độ an toàn.

Có thể bạn quan tâm

Social

0FansLike
3,912FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
spot_img

Bài viết phổ biến