Răng trong cùng là răng gì, bị sâu có sao không?
Răng trong cùng là răng nào?
Răng trong cùng của mỗi người có thể khác nhau vì đó có thể là răng số 7 hoặc răng số 8.
Răng số 7 chính là răng hàm lớn ở trong cùng. Cần biết rằng đây là răng hàm mọc vĩnh viễn, không trải qua thời kỳ mọc răng sữa và chỉ mọc duy nhất 1 lần trong đời.
Trường hợp thứ 2, nếu bạn có răng khôn thì răng trong cùng sẽ là chiếc răng số 8 này. Chiếc răng hàm này sẽ mọc lên khi bạn từ 17 – 25 tuổi, không có chức năng ăn nhai hay thẩm mỹ. Răng số 8 mọc vào giai đoạn xương đã phát triển ổn định nên có thể mọc lệch lạc, gây ra nhiều khó khăn khi vệ sinh răng miệng hằng ngày. Khi này, răng cùng bị sâu do thức ăn thường bị giắt vào răng, làm các mảng bám tích tụ lại.
Lý do nên xử lý sớm răng cùng bị sâu
Hầu hết các bác sĩ đều khuyến cáo rằng nên xử lý răng cùng bị sâu càng sớm càng tốt vì các lý do sau:
- Vị trí trong cùng của răng rất khó để vệ sinh sạch sẽ hằng ngày, làm vụn thức ăn và vị khuẩn dễ tích tụ gây sâu răng.
- Răng cùng bị sâu gây đau nhức, để lại các biến chứng nguy hiểm, gây ra các bệnh như viêm nha chu, viêm tủy, áp xe răng, hôi miệng.
- Nếu không xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng sang các răng khác kế cận, lây lan đến xương ổ răng gây nguy hiểm đến sức khỏe của toàn cơ thể.
Dấu hiệu nhận biết răng cùng bị sâu
Mặc dù các răng này nằm trong cùng của hàm răng nên rất khó quan sát được, nhưng cũng có các triệu chứng dưới đây sẽ cảnh báo tình trạng răng cùng bị sâu và cần được xử lý càng sớm càng tốt:
- Đau răng: Cơn đau có thể diễn ra liên tục hoặc ngắt quãng cho dù có tác động vào răng hay không.
- Ê buốt răng: Khi bạn ăn đồ lạnh, ngọt hoặc chua thì sẽ có cảm giác ê buốt.
- Răng bị thay đổi màu sắc: Trên răng xuất hiện những đốm xám, nâu hoặc đen thì chính là dấu hiệu răng bị sâu.
- Hơi thở có mùi khó chịu: Các lỗ nhỏ trên bề mặt răng khi răng bị sâu khiến thức ăn dễ bị mắc kẹt lại. Cộng thêm vị trí góc khuất khó khăn cho vệ sinh, tất cả sẽ làm hơi thở của bạn có mùi hôi khó chịu, gây hạn chế khi giao tiếp.
Khi bắt gặp các dấu hiệu trên, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu hoặc áp dụng các phương pháp khác để điều trị nhanh chóng, tránh để bị lây sâu răng qua răng kế cận.
Răng cùng bị sâu thì nên nhổ hay nên trám?
Răng cùng bị sâu nên nhổ hay nên trám còn phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề khác nhau. Để quyết định phương pháp điều trị phù hợp nhất, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn.
Trường hợp nên nhổ răng cùng bị sâu
Có 4 trường hợp răng cùng bị sâu nên nhổ răng:
- Trường hợp đầu tiên nên nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu khi đó là răng số 8. Bởi lẽ, răng số 8 hầu như không đảm nhận bất cứ chức năng gì mà còn khó vệ sinh răng miệng nên dễ mắc bệnh lý hơn các răng khác.
- Ngoài ra, nếu răng khon vừa bị sâu, vừa bị mọc ngầm hoặc mọc lệch, thì cũng nên nhổ bỏ. Điều này không chỉ giúp ngăn tình trạng sâu lan rộng ra mà còn hạn chế hàm răng của bạn bị xô lệch răng toàn hàm, tránh mất thẩm mỹ nếu để lâu ngày.
- Các tình trạng răng cùng bị sâu nặng, đều cần bắt buộc nhổ bỏ. Cho dù răng bị sâu là răng hàm số 7 cũng buộc phải nhổ để ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng khác như: nhiễm trùng tủy, viêm tủy,…
- Cuối cùng, việc nhổ bỏ là cần thiết khi răng cùng bị sâu lan rộng làm răng bị vỡ lớn, sâu răng cụt phần chân răng, sâu răng kèm theo tụt lợi hoặc đã ăn vào tủy, có nguy cơ gây viêm chóp răng, áp xe xương ổ răng.
Đối với trường hợp trên, nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu là phương pháp tối ưu nhất giúp thoải mái và hoạt động thuận tiện hơn cho bệnh nhân trong cuộc sống hằng ngày.
Trường hợp chỉ nên trám răng cùng bị sâu
Đối với các trường hợp dưới đây, các bác sĩ thường sẽ chỉ định trám thay vì nhổ bỏ răng.
- Răng cùng bị sâu được phát hiện sớm và mức độ sâu chỉ dừng ở lại phần men răng.
- Răng đã bị sâu vào phần tủy răng nhưng chưa ảnh hưởng sâu đến chân răng, phần ngà răng còn nguyên vẹn sẽ được tiến hành điều trị tủy và trám đầy thân răng.
- Răng hàm trong cùng số 7 nếu bị sâu không quá nghiêm trọng cũng không nên nhổ vì đây răng ăn nhai chính trên cung hàm. Việc nhổ răng số 7 sẽ làm giảm sức ăn nhai, lâu dần dẫn đến biến chứng tiêu xương hàm, lão hóa sớm.
- Răng số 8 mọc thẳng hàng không nghiêng bị sâu nhẹ hoặc mức độ sâu không ảnh hưởng quá lớn đến phần chân răng.
Sau khi xử lý hết vùng sâu răng, cần duy trì vệ sinh răng miệng và bảo vệ răng kĩ càng hằng ngày vì sâu răng có thể bị tái lại bất cứ lúc nào.
Có nên nhổ nhiều răng trong cùng một lần nếu bị sâu không?
Có nên nhổ nhiều răng khôn cùng lúc không?
Đối với các răng số 8, nếu nhiều răng cùng bị sâu một lúc thì có nên nhổ hết hay không còn tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.
Nếu bệnh nhân đạt đủ yêu cầu về sức khỏe tổng quát, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang để xác định hướng mọc răng khôn để quyết định hướng can thiệp loại bỏ răng khôn bị sâu. Việc khám sức khỏe thể chất kỹ lưỡng là cực kỳ cần thiết vì nếu nhổ cùng lúc 4 răng khôn sẽ gây đau đớn, chảy máu nhiều hơn so với chỉ nhổ 1 hay 2 răng khôn. Vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc nhổ 4 răng khôn bị sâu cùng lúc.
Lưu ý khi nhổ nhiều răng khôn cùng lúc
Nếu bạn đã đạt đủ tiêu chuẩn sức khỏe để được tiến hành nhổ nhiều răng khôn bị sâu cùng lúc, bạn cũng cần lưu ý những vấn đề sau:
Khắc phục chảy máu sau nhổ răng
Máu thường chảy nhiều sau khi nhổ răng khôn vài giờ nên bạn cần ở lại để nha sĩ theo dõi. Hãy cắn chặt bông hoặc gạc sẽ giúp cầm máu tốt hơn. Nếu sau khi về nhà mà tình trạng chảy máu nhiều vẫn xảy ra, cần thông báo với phòng khám nha khoa để được hỗ trợ.
Khắc phục sưng tấy sau nhổ răng
Tình trạng sưng tấy sẽ nghiêm trọng hơn so với nhổ 1 hay 2 răng nếu bạn nhổ 4 răng. Để giảm sưng tấy, hãy chườm đá ở má ngay vị trí nhổ răng vào ngày đầu tiên, và từ ngày thứ 2 trở đi nên chườm ấm, xoa nắn vùng má bị sưng.
Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
Hãy sử dụng thuốc giảm đau, thuốc cầm máu,… theo đúng chỉ định của bác sĩ và đúng loại thuốc được bác sĩ kê đơn.
Chế độ ăn uống sau khi nhổ răng
Để vết thương nhanh lành, bạn nên ăn những món ăn mềm như: sữa, cháo, súp, canh,… trong những ngày đầu. Vào những ngày sau và đã bớt đau, hãy ăn những món ăn đảm bảo dinh dưỡng giúp nhanh hồi phục.
Vệ sinh răng miệng kĩ lưỡng
Vệ sinh răng miệng cần kĩ càng 2 lần 1 ngày, kết hợp với nước súc miệng và chỉ nha khoa.
Nếu bạn đang cần tìm một nha khoa với chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế WTS tại Tp. Hồ Chí Minh để nhổ răng cùng bị sâu, hãy đến ngay nha khoa My Auris. Mọi quy trình trải nghiệm khách hàng ở đây đảm bảo đều sẽ khiến bạn hài lòng và giải quyết tình trạng sâu răng của bạn một cách tốt nhất.
Phương Trang