Bệnh hôi miệng là bệnh gì?
Nếu bạn đang thắc mắc bệnh hôi miệng là bệnh gì thì đây là tình trạng hơi thở có mùi hôi, xuất phát từ trong khoang miệng. Bệnh hôi miệng đối với những người mắc phải đều thường là vấn đề lớn vì nó gây ra sự bối rối, ngại ngùng khi giao tiếp xã hội.
Xét theo mức độ quan trọng cần đến gặp nha sĩ, bệnh hôi miệng có thể xếp hạng chỉ sau bệnh sâu răng và viêm nha chu.
Bệnh hôi miệng nguyên nhân là gì?
Theo thống kê của các chuyên gia, khoảng 85% trường hợp bị bệnh hôi miệng là do tình trạng miệng. Ngoài ra, bệnh hôi miệng nguyên nhân cũng có thể do tình trạng toàn thân và ngoài miệng. Bệnh hôi miệng nguyên nhân cụ thể và thường gặp sẽ được trình bày dưới đây:
Hôi miệng do vi khuẩn
Nguyên nhân chủ yếu gây hôi miệng là do sự giải phóng các hợp chất sulphur dễ bay hơi trong khoang miệng. Hợp chất sulphur này bị giải phóng là do các vi khuẩn kỵ khí phân giải protein Gram âm. Các vi khuẩn này thường trú ngụ ở vùng ứ đọng của miệng như các túi nha chu, bề mặt lưỡi hay vùng kẽ giữa các răng.
Nguyên nhân hôi miệng tạm thời
Một số loại thực phẩm có chứa chất làm khô miệng và gây mùi như sau:
- Các thực phẩm cung cấp hàm lượng protein, lượng đường, alcohol cao như sữa, mật ong, rượu bia dễ gây hôi miệng. Vì khi phân huỷ trong khoang miệng sẽ giải phóng các amino axit chứa rất nhiều hợp chất sulphur.
- Hành, tỏi cũng là các loại thực phẩm có chứa hàm lượng sulphur cao. Lượng sulphur này sẽ xuyên qua lớp lót đường ruột vào trong máu, sau đó giải phóng vào trong phổi rồi bốc hơi ra ngoài qua đường thở.
- Hút thuốc lá làm khô niêm mạc miệng, làm tăng hàm lượng chất dễ bay hơi trong miệng và phổi, làm tình trạng hôi miệng trầm trọng thêm.
Bệnh hôi miệng nguyên nhân xuất phát từ miệng
Bệnh hôi miệng nguyên nhân cũng do một số căn bệnh về răng miệng gây ra:
- Các bệnh về nha chu và nướu như viêm nướu, viêm nha chu, hoặc viêm nướu hoại tử lở loét cấp tính, viêm quanh thân răng, viêm quanh implant, áp xe.
- Các vết lở loét do ác tính, loét aphthous miệng.
- Giảm tiết nước bọt khi tuổi tác tăng, khi phải xạ trị, hoá trị, hội chứng Sjogren gây hôi miệng.
- Vệ sinh răng miệng không kỹ, còn mảng bám thức ăn trên răng.
- Bệnh hôi miệng cũng do nhiễm nấm Candida cũng gây ra.
- Vẫn còn các mảnh vụn thức ăn trên các dụng cụ chỉnh nha như răng giả, khí cụ,…
- Các bệnh về xương như viêm tủy xương, hoại tử xương, hoặc viêm ổ răng khô và bệnh ác tính khác.
Những nguyên nhân hôi miệng khác
Bị hôi miệng nguyên nhân cũng có thể là tác động từ bên ngoài miệng như:
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc như amphetamine, chloral hydrate, các thuốc gây độc tế bào, dimethyl sulphoxide, disulfiram, nitrate và nitrite, phenothiazine.
- Các bệnh lý toàn thân như nhiễm trùng mũi họng, rối loạn hô hấp (mũi, xoang, amidan, vùng hầu).
- Mắc các bệnh về dạ dày – ruột như trào ngược dạ dày – thực quản, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.
- Có các bệnh mạn tĩnh như tình trạng ketosisdo đái tháo đường, tiểu đường, các bệnh về gan, thận,… dẫn đến sự phân huỷ mỡ trong cơ thể.
- Hội chứng di truyền mùi cá ươn mặc dù rất hiếm gặp nhưng cũng gây hôi miệng. Căn bênh này có nguyên nhân do cơ thể bị rối loạn chuyển hóa, không chuyển hóa trimethylamine có trong những thực phẩm có mùi tanh.
Cách điều trị bệnh hôi miệng
Đối với tình trạng bệnh hôi miệng kéo dài, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân và có phương án điều trị thích hợp. Trong trường hợp nếu bạn chỉ mắc bệnh hôi miệng nhẹ hoặc đang quá bận và không có thời gian đến gặp bác sĩ, điều trị bệnh hôi miệng cũng có một số cách khác:
Sử dụng các sản phẩm để che dấu mùi hôi
Đây không phải là cách điều trị bệnh hôi miệng hiệu quả về lâu dài nhưng có thể áp dụng tạm thời nhanh chóng. Một số các sản phẩm thương mại có thể sử dụng để che dấu bệnh hôi miệng là bạc hà, kem đánh răng, nước súc miệng, bình xịt hay kẹo cao su, kẹo mềm chứa menthol.
Giảm cơ học các vi khuẩn và các chất nền của chúng
Có một số cách điều trị bệnh hôi miệng khác tác động cơ học như ăn điểm tâm đặc, nhai kẹo cao su, chải răng, sử dụng chỉ nha khoa/tăm xỉa răng, làm sạch lưỡi,… Nguyên nhân là do thức ăn đặc đi qua bề mặt lưỡi có thể loại bỏ lớp màng phủ lưỡi; Sự kích thích của nước bọt khi ăn điểm tâm, nhai kẹo hay ăn thức ăn có tính acid có thể làm giảm tiết nước bọt, hạn chế được sự dễ bay hơi của các hợp chất sulphur.
Giảm tính hoá học của các vi sinh vật
Để giảm số lượng các vi sinh vật về mặt hoá học, việc sử dụng các kem đánh răng và nước súc miệng với đặc tính kháng khuẩn là phương pháp khá hiệu quả. Bạn nên súc miệng 2 hoặc 3 lần mỗi ngày, mỗi lần giữ trong ít nhất 30 giây.
Ngoài ra, tăm nước, chỉ nha khoa, dụng cụ chà lưỡi nên được kết hợp sử dụng để lấy sạch thức ăn thừa còn sót lại trong kẽ răng sau mỗi bữa ăn.
Các loại thực phẩm nên ăn
Để điều trị bệnh hôi miệng, vấn đề ăn uống cũng cần chú ý. Có một số loại thức ăn bạn nên ăn:
Rau mùi tây
Mùi tây được xem như một phương thuốc dân gian trị bệnh hôi miệng vì có hương thơm và hàm lượng chất diệp lục cao có tác dụng khử mùi. Hãy nhai lá mùi tây tươi sau mỗi bữa ăn.
Nước ép dứa
Việc uống một ly nước ép dứa nguyên chất sau mỗi bữa ăn hoặc nhấm nháp một lát dứa trong 1 – 2 phút sẽ giúp bạn phần nào đẩy lùi hiện tượng hơi thở có mùi.
Sữa chua
Trong sữa chua có chứa nhiều loại vi khuẩn lành mạnh được gọi là lactobacillus giúp chống lại vi khuẩn xấu ở các bộ phận như ruột. Nhiều nghiên cứu cho thấy thói quen ăn sữa chua nguyên chất không béo sẽ giúp giảm hôi miệng sau 6 tuần.
Trà xanh và bạc hà
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng trà xanh mang đặc tính khử trùng và khử mùi nên có tác dụng làm mát hơi thở tạm thời. Bạc hà cũng đem đến tác dụng tương tự, vì vậy một tách trà bạc hà sẽ là một thức uống lý tưởng để trị bệnh hôi miệng.
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về vấn đề bệnh hôi miệng là bệnh gì, hôi miệng nguyên nhân, điều trị bệnh hôi miệng, bạn có thể liên hệ ngay với Kiến Thức Implant để được các nhân viên của chúng tôi giải đáp chi tiết hơn nhé!
Phương Trang