Trồng răng cửa tháo lắp là một trong những phương pháp phục hình răng đã mất được ưa chuộng hiện nay. Vì phương pháp phục hình răng đơn giản, nhanh chóng và có chi phí thực hiện thấp. Vậy phương pháp trồng răng cửa tháo lắp như thế nào? Trường hợp nào áp dụng cho những đối tượng khách hàng này và thời gian ra sao? Hãy cùng Kiến thức Implant tìm hiểu về phương pháp này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Trồng răng cửa tháo lắp như thế nào?
Phương pháp trồng răng cửa là kỹ thuật khắc phục tình trạng mất răng cửa. Vì vị trí răng cửa là một điều cần thiết và nên được thực hiện càng sớm càng tốt để tăng tính thẩm mỹ. Đây cũng là phương pháp khắc phục tình trạng này được áp dụng phổ biến hiện nay.
Về cấu tạo của răng cửa tháo lắp là sự kết hợp chiếc răng giả với nền nướu giả được làm từ bằng nhựa. Chúng được gắn trực tiếp lên nướu của bệnh nhân, nhờ đó có thể lấp đầy các khoảng trống bị khuyết trên cung răng. Nhờ vào phương pháp trồng răng cửa tháo lắp giúp phục hình lại răng trước kia đã mất được phục hồi và thay thế được chức năng ăn nhai như răng cửa thật.
2. Trường hợp nào nên áp dụng trồng răng cửa tháo lắp
Kỹ thuật trồng răng cửa tháo lắp sẽ phù hợp với những đối tượng sau:
- Người bị mất răng cửa nhưng có cấu trúc xương hàm yếu: Đối với trường hợp này, bệnh nhân không thể thực hiện phương pháp phục hình khác như cấy răng implant, hoặc 2 vị trí răng kế cận không đủ điều kiện để làm cầu răng sứ. Thì phương pháp trồng răng cửa tháo lắp sẽ là sự lựa chọn phù hợp.
- Người cao tuổi mất ở vị trí răng cửa: Đối với những trường hợp thường bị mất răng nhiều nhất ở người cao tuổi. Vì thế, phương pháp trồng răng cửa tháo lắp là một trong những phương án điều trị tối ưu nhằm khắc phục nhanh chóng khắc phục chiếc răng đã mất và không tác động đến răng thật.
- Người mất răng cửa có chi phí thực hiện hạn chế: Bên cạnh đó, đây là phương pháp được xem là tiết kiệm nhất vì có chi phí thực hiện thấp hơn so với các phương pháp trồng răng. Hơn thế nữa, phương pháp này không tốn quá nhiều thời gian thực hiện cũng như khắc phục nhanh chóng giúp bạn khôi phục hàm răng cửa của mình như răng thật.
3. Lợi ích của việc trồng răng cửa tháo lắp
Trồng răng tháo lắp mang lại một số lợi ích trước và sau khi phục hình:
- Chi phí phục hình răng tháo lắp thấp hơn so với hàm răng giả cố định cũng như các phương pháp phục hình răng giả khác.
- Răng cửa tháo lắp được làm bằng sứ. Vì đây là chất liệu cứng, không tan, đặc biệt lành tính với khoang miệng cũng như an toàn với cơ thể. Ngoài ra, vật liệu này không gây kích ứng nướu hay phản ứng phụ với cơ thể.
- Răng giả tháo lắp có chức năng cải thiện tính thẩm mỹ cho khuôn mặt và tăng khả năng ăn nhai cho khuôn hàm.
- Khi bạn sử dụng răng giả tháo lắp, bạn có thể dễ dàng lắp vào lắp ra một cách thuận tiện. Nhờ đó, bạn có thể chủ động trong việc ăn nhai cũng như sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, sau khi ăn xong, bạn có thể tháo răng giả để vệ sinh và lấy vụn thức ăn mà không gây trở ngại đến sức khỏe răng miệng. Sau đó, bạn có thể lắp vào bình thường mà không cần sự hỗ trợ của bác sĩ nha khoa.
Mặc dù phương pháp trồng răng cửa tháo lắp có nhiều ưu điểm nhưng vẫn tồn tại những nhược điểm mà bạn cần lưu ý trước khi quyết định lựa chọn kỹ thuật trồng răng giả tháo lắp cụ thể như:
- Sau khi mất răng, vùng xương hàm bị mất sẽ bị thoái hóa do không có chân răng nên khi áp dụng phương pháp trồng răng giả tháo lắp không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm.
- Theo thời gian, với sự ảnh hưởng của tình trạng tiêu xương hàm nên mô nướu bên dưới răng giả tháo lắp sẽ bị lõm đi khiến răng giả trở nên bị lỏng lẻo, dễ bị rơi ra ngoài.
- Cấu trục phục hình răng được làm bằng nhựa nên xét về mặt thẩm mỹ không được tự nhiên và dễ nhận biết bằng mắt thường.
4. Quy trình thực hiện trồng răng cửa tháo lắp như thế nào?
Trồng răng cửa tháo lắp là phương pháp trồng răng linh hoạt, có thể tháo ra lắp vào một cách dễ dàng.
Dưới đây là kỹ thuật đơn giản và được thực hiện theo lần lượt các bước sau:
Bước 1: Thăm khám răng miệng tổng quát như tình trạng sức khỏe răng miệng và sức khỏe của bệnh nhân.
Bước 2: Lấy dấu răng, đo đạc khung hàm, kích thước chỗ trống tại vị trí răng đã mất. Sau đó gửi toàn bộ thông tin đến kỹ thuật viên labo tại phòng khám My Auris.
Bước 3: Tiến hành vô trùng khoang miệng để đảm bảo răng giả được trồng ở môi trường vô khuẩn.
Bước 4: Gắn thử hàm giả
Bước 5: Sau đó bác sĩ sẽ kiểm tra độ kênh theo yêu cầu của bệnh nhân cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái nhất. Sau đó, gắn hàm giả cố định bằng loại keo chuyên dụng dành cho hàm lắp.
5. Cách chăm sóc răng cửa tháo lắp hiệu quả tại nhà
Việc chăm sóc răng miệng nói chung và chăm sóc hàm giả nói riêng là điều vô cùng cần thiết. Nhờ đó, bạn có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng như độ bền của răng:
- Sử dụng bàn chải và kem đánh răng phù hợp với tình trạng răng hiện tại
- Nên vệ sinh khay hàm tối thiểu 2 lần/ngày và tránh tình trạng hàm giả bị rơi hoặc vỡ.
- Kết hợp với nước súc miệng hằng ngày hoặc nước muối sinh lý để làm sạch khoang miệng. Đặc biệt, tránh được tình trạng viêm nha chu, viêm nướu,..
- Đồng thời chế độ ăn uống phù hợp cũng là cách giúp bạn góp phần duy trì tuổi thọ của răng tháo lắp. Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế những thức ăn quá nóng, quá lạnh hoặc quá dẻo sẽ gây dính vào răng giả. Vì thế, bạn nên ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt để bảo vệ tốt về độ bền của răng.
Qua bài viết đây sẽ là toàn bộ những thông tin hữu ích liên quan đến thời gian trồng răng cửa tháo lắp cũng như giúp bạn hiểu thêm về quy trình thực hiện. Bên cạnh đó, giúp bạn có tâm lý “vững vàng” trước khi phục hình răng trước khi quyết định trồng răng sứ. Hy vọng bạn sẽ lựa chọn phương pháp phục hợp với tình trạng răng của mình nhé!
Kim Dung