Loãng xương là bệnh lý khá phổ biến ở xương khớp. Bệnh lý trước đây chỉ xuất hiện ở người cao tuổi nhưng hiện nay người trẻ tuổi lại có nguy cơ mắc bệnh đặc biệt là những người trong độ tuổi lao động và có xu hướng tăng mạnh, có thể gây ra các biến chứng khá nguy hiểm. Vậy bệnh loãng xương là gì? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin về bệnh thông qua bài viết này nhé!
Bệnh loãng xương là gì?
Loãng xương là bệnh làm giảm mật độ, kết cấu của xương khiến xương trong tình trạng giòn, xốp. Bệnh xảy ra khi trong cơ thể người bệnh bị mất cân bằng giữa quá trình tiêu hủy và tái tạo các tế bào xương mới.
Sự phát triển của xương được đo bằng khối lượng khoáng chất có trong xương và được hình thành do quá trình hoạt động liên tục của các tế bào sinh, hủy xương. Phát triển theo sự phát triển của cơ thể và đạt đến một ngưỡng nhất định
- Ở độ tuổi trường thành, quá trình sinh xương sẽ diễn ra mạnh hơn hủy xương, tăng các tế bào sinh xương để trẻ có thể phát triển tăng chiều cao nhanh chóng. Quá trình sẽ diễn ra đến hết tuổi 25
- Từ độ tuổi 25 trở về sau, các tế bào sinh xương và hủy xương sẽ ở trạng thái cân bằng và không có dấu hiệu tăng thêm chiều cao để giữ cho khối lượng của toàn bộ xương được ổn định.
- Từ 40 tuổi trở lên, các tế bào hủy xương có xu hướng hoạt động và phát triển mạnh hơn dẫn đến khối lượng khoáng chất trong xương giảm đi.
Bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi được hiểu như thế nào?
Những người ở trong độ tuổi mãn kinh và người lớn tuổi là các đối tượng dễ mắc bệnh loãng xương nhất. Nhưng hiện nay do nhiều tác nhân trong cuộc sống và công việc khiến cho bệnh loãng xương đang có xu hướng trẻ hóa, các đối tượng trẻ tuổi mắc bệnh ngày càng tăng mạnh. Thậm chí có một vài đối tượng đang ở độ tuổi còn khá trẻ chỉ từ 20, 30 cũng đã mắc căn bệnh này.
Bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi và người cao tuổi rất nguy hiểm vì nó có khả năng gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới sinh hoạt, gây đau đớn, gãy xương và mệt mỏi. Khác với những người ở độ tuổi trung niên trở lên, ở những người trẻ tuổi căn bệnh lại diễn ra một cách âm thầm, khó phát hiện vì các biểu hiện không biểu hiện rõ như những người lớn tuổi. Để có thể biết mình có bị bệnh hay không, những người trẻ cần phải thực hiện các xét nghiệm và khám sàng lọc y khoa.
Người bệnh sẽ thường xuyên xuất hiện các dấu hiệu đau nhức cơ thể kéo dài, đau dọc theo các đầu xương hay đau dọc theo xương chân, tay. Dấu hiệu này diễn ra một cách thường xuyên nhất là vào ban đêm. Nếu không có các điều trị kịp thời, người bệnh sẽ dễ bị rối loạn tư thế cột sống, cong vẹo cột sống, chuột rút do đốt sóng bị hẹp, gù lưng,… Nguy hiểm hơn có thể bị gãy xương dù chỉ mới vận động nhẹ.
Xương cổ tay, cột sống, xương cổ chân và phần cổ xương đùi là những vị trí dễ bị tổn thương nhất. Đây đều là những vị trí khá quan trọng, khi người bệnh bị tổn thương cũng sẽ có nguy tàn phế hoặc tử vong làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống về sau.
Nguyên nhân gây bệnh loãng xương
Sau khi hiểu rõ khái niệm bệnh loãng xương là gì, vậy hãy cùng tìm hiểu thêm về các nguyên nhân gây bệnh được các bác sĩ chuyên khoa tổng hợp.
Yếu tố di truyền
Nếu người bệnh có bố, mẹ, anh chị là những người từng được chẩn đoán có mắc bệnh loãng xương thì rất có khả năng bạn cũng mắc căn bệnh này ở độ tuổi còn trẻ
Người có nồng độ estrogen thấp
Estrogen được hiểu là một loại tiết tố nữ có tác dụng bảo vệ và duy trì mật độ các khoáng chất trong xương, bảo vệ xương. Chỉ cần nồng độ estrogen trong cơ thể giảm đi thì các thành phần trong xương khớp cũng có nguy cơ suy yếu dần, từ đó làm tăng nguy cơ loãng xương. Bệnh loãng xương ở người trẻ cũng có thể phát triển thông qua một vài lý do khách quan như mệt mỏi, căng thẳng,…
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Ở người trẻ khi có chế độ ăn uống không hợp lý cũng là nguyên nhân gây bệnh loãng xương. Trong các bữa ăn hàng ngày, việc người bệnh thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm gây hại cho cơ thể, có giá trị dinh dưỡng thấp, không cung cấp đủ lượng dưỡng chất cần thiết như kẽm, canxi, kali, magie khiến cho hệ xương khớp không có đủ chất dinh dưỡng dẫn đến khoogn thể chắc khỏe được. nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ có khả năng làm tăng nguy cơ loãng xương.
Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác
Tuy còn trẻ nhưng một số người đang mắc phải một số bệnh lý cần sử dụng thuốc hỗ trợ như: Thuốc chống co giật, ung thư, thuốc ức chế bơm proton,…Việc sử dụng các thuốc đặc trị trong khoảng thời gian dài sẽ gây ra các tác dụng phụ làm giảm mật độ tế bào xương, giảm khả năng hấp thụ canxi, tăng nguy cơ bị loãng xương.
Người ít vận động và ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Người trẻ hiện nay đang tất bật chạy theo guồng quay công việc khiến họ không còn thời gian cho việc luyện tập thể dục thể thao, ít vận động, ngồi nhiều một chỗ sẽ làm cho quá trình hủy xương diễn ra nhanh hơn. Hậu quả của việc này là các khối cơ bắp bị lão hóa, hoạt động chuyển hóa năng lượng và các chất dinh dưỡng diễn ra chậm hơn gây nguy cơ loãng xương và một số bệnh nguy hiểm khác. Ngoài ra với thói quen ngủ nướng hay dùng đồ bảo vệ da khỏi các ánh nắng cũng khiến cơ thể hấp thụ vitamin D kém đi dẫn đến loãng xương.
Thực đơn cho người loãng xương cần bổ sung những chất nào?
Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với những người bị loãng xương. Cần bổ sung một số chất sau trong thực đơn cho người loãng xương để có thể phòng chống và điều trị bệnh.
Cần bổ sung Canxi
Canxi là yếu tố thiết yếu cấu tạo nên khung xương. Khi máu bị thiếu canxi, cơ thể sẽ tự động lấy canxi có sẵn trong xương để bổ sung, tình trạng nãy sẽ dẫn tới mất xương và loãng xương ảnh hưởng đến sức khỏe. Người bệnh cần bổ sung các thực phẩm giàu canxi như: Cá hồi, ngũ cốc, các loại hạt, rau xanh,….
Thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D là cầu nối giúp cơ thể hấp thụ canxi vào xương và máu tốt hơn. Tuy nhiên vitamin D lại không có nhiều trong thực phẩm, nhưng chúng ta có thể bổ sung thông qua ánh mặt trời, sữa bổ sung vi chất, các loại cá như cá hồi, cá thu,…
Người bệnh cần sử dụng lượng muối natri vừa phải
Người bị loãng xương hầu hết do cơ thể thiếu canxi. Muối natri là nguyên nhân hàng đầu làm mất canxi từ xương, làm xương giòn và dễ gãy hơn. Người bệnh không nên dùng quá 5gram muối để có thể bảo vệ sức khỏe.
Bổ sung thêm chất khoáng
Photpho, magie sẽ hoạt động là liên kết với nhau để duy trì và tăng sức khỏe cho cơ xương khớp. Cần bổ sung khoảng 700 mg photpho từ các thực phẩm như: Bơ, đậu, trứng, động vật có vỏ,…
Bổ sung vitamin K2
Vitamin K2 là vi chất trung gian giúp đưa canxi tới xương nhằm phòng ngừa tổn thương cột sống và loãng xương. Ngoài ra nó còn có khả năng sản sinh collagen giúp kích thích sự phát triển các mô liên kết của cơ xương giúp hệ xương khớp khỏe và dẻo dai. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin K2: thịt bò, đậu nành lên men, cá hồi,…
Bổ sung isoflavone
Isoflavone – một dẫn chất thuộc nhóm phytoestrogen, nó chứa những hoạt tính gần giống estrogen. Tác dụng chính là làm tăng tỷ trong khoáng chất ở trong xương, hỗ trợ điều trị loãng xương. Isoflavone có nhiều trong cây họ đậu, người bệnh có thể bổ sung qua dạng viên uống đã được tinh chế.
Hy vọng thông qua bài viết này có thể cung cấp cho bạn những thông tin về bệnh loãng xương là gì. Người trẻ bị bệnh ngày càng tăng, vì vậy cần hiểu rõ và tìm hiểu cách phòng ngừa đúng cách để có thể cải thiện chất lượng cuộc sống.
Yến Nhi