Nếu bạn không chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng thì rất khó tránh khỏi các vấn đề răng miệng. Nhất là đau nhức răng là tình trạng bên trong hoặc xung quanh bề mặt răng trở nên đau buốt. Vì vậy, để khắc phục được tình trạng nhức răng hàm dưới. Cùng Kiến Thức Implant tìm hiểu vấn đề nhức răng ở hàm dưới!
Đau nhức răng hàm dưới bên trái nguyên nhân do đâu
Đau nhức răng hàm dưới bên trái ảnh hưởng đến việc ăn uống và giao tiếp khó khăn, dẫn đến thói quen sinh hoạt và công việc hằng ngày gặp khó khăn. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức răng hàm dưới do một số vấn đề thường gặp:
- Sâu răng
Sâu răng là tình trạng gây nhức răng hàm dưới thường gặp nhất. Yếu tố dẫn đến việc sâu răng là do vệ sinh răng miệng không tốt, các mảng bám thức ăn tích tụ trên bề mặt răng do vi khuẩn lên men thành axit ăn mòn lớp men răng, ngà răng, nặng hơn có thể lan vào tủy răng.
Dấu hiệu sâu răng là xuất hiện nhiều vết đen li ti, bề mặt răng có màu vàng đục. Khiến bạn luôn đau nhức, ê buốt và xuất hiện thường xuyên hơn.
- Mọc răng khôn
Mọc răng khôn cũng là nguyên nhân khiến răng hàm bạn bị nhức. Nhất là trường hợp răng mọc ngầm, mọc lệch hoặc đâm sang răng số 7 sẽ khiến bạn đau nhức dữ dội.
Cơn đau răng khôn sẽ kéo dài theo từng đợt. Nếu như bạn không nhổ bỏ kịp thời sẽ ảnh hưởng các vấn đề khác như viêm lợi, viêm nha chu,..
- Áp xe răng
Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng từ bên trong răng, sau đó lan ra chân răng và các vùng xung quanh. Tình trạng không chỉ gây ra triệu chứng đau răng hàm dưới bên trái mà có dẫn đến nhiều biến chứng như viêm xương, viêm hàm, tiêu xương hàm.
- Viêm nha chu
Viêm nha chu là tình trạng viêm nhiễm các bộ phận xung quanh răng. Nguyên nhân gây ra là do cao răng tích tụ nhiều khiến vi khuẩn có hại phát triển tấn công các mô nướu mềm.
Nếu bạn thấy dấu hiệu đau nhức bạn nên
Cơn đau nhức răng hàm dưới bên trái của bạn không có dấu hiệu thuyên giảm, kéo dài thời gian đau nhức. Bên cạnh đó, bạn đang đối phó với cơn đau bằng uống thuốc giảm đau nhưng chẳng có tác dụng đáng kể. Vì thế, nếu bạn có dấu hiệu đau nhức những trường hợp dưới đây, bạn nên đến phòng khám nha khoa nhanh nhất có thể:
- Tình trạng đau răng kéo dài hơn 1 -2 ngày.
- Cường độ đau tăng dần và không có biểu hiện thuyên giảm.
- Bạn bị sốt, đau tai hoặc cảm thấy đau khi mở miệng.
- Đối với các bệnh nhiễm trùng răng, xác định và điều trị đúng phương pháp. Đóng vai trò ngăn chặn lây lan sang các răng bên cạnh.
Cách điều trị nhức răng hàm dưới bên trái theo từng bệnh lý răng miệng
Bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây đau răng và mức độ nghiêm trọng của tình trạng này để đưa ra cách chữa đau răng hiệu quả. Đồng thời, giúp ngăn chặn những tác nhân gây hại trong môi trường trong khoang miệng. Sâu đây là một số phương pháp điều trị nhức răng tại nha khoa với những nguyên nhân gây đau thường gặp:
Sâu răng
Đối với trường hợp lỗ sâu nông trên bề mặt răng, nha sĩ chỉ cần loại bỏ bằng cách trám răng. Tuy nhiên, khi lỗ sâu đã xâm nhập đến khu vực buồng tủy răng, nha sĩ sẽ thực hiện thêm bước điều trị tủy, sau đó trám lại hoặc bọc răng sứ.
Đối với trường hợp răng chết tủy, nhiễm trùng quá nặng không thể điều trị, lúc này sẽ tiến hành loại bỏ răng hoàn toàn.
Do bệnh nướu, nha chu
Bác sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng, để loại bỏ những mảng bám tích tụ lâu ngày trên răng. Nếu bệnh nha chu tiến triển nặng, tình trạng tụt nướu, tiêu xương ổ răng, khiến răng bị lung lay, suy yếu, không thể giữ răng buộc phải nhổ răng.
Mọc răng khôn
Bệnh nhân cần được chụp hình để biết được răng khôn mọc đúng hay sai. Trường hợp răng mọc sai cần được nhổ bỏ để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến các răng khác.
Răng bị tổn thương, nứt mẻ, mòn cổ răng
Tùy vào mức độ tổn thương của răng của bệnh nhân như tại nạn, răng bị nứt vỡ sẽ được chữa tủy và trám răng lại hoặc bọc răng sứ nếu răng bị vỡ nứt luôn.
Chăm sóc răng miệng và phòng ngừa bệnh răng miệng
Nguyên nhân sâu xa của đau răng hàm dưới bên trái cũng như các loại đau răng, sâu răng khác chủ yếu là do việc vệ sinh răng miệng không tốt. Vì vậy, việc vệ sinh răng miệng nên được quan tâm và ưu tiên hàng đầu:
Vệ sinh răng miệng đúng cách: Việc vệ sinh đều đặn vào 2 lần sáng và tối. Giúp răng và nướu chắc khỏe hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng nước súc miệng để khử trùng, tiêu viêm và loại bỏ mảng bám ở chân răng.
Chế độ dinh dưỡng tốt cho răng miệng: Bạn nên bổ sung để răng miệng được chắc khỏe, đặc biệt là canxi. Canxi là yếu tố giúp cho quá trình phát triển răng miệng được phát triển thuận lợi. Ngoài canxi cần bổ sung các thực phẩm rất tốt cho răng như: hành tây, cam, sữa, trứng, thịt,.. Nếu bạn thiếu các chất dinh dưỡng sẽ mắc một số bệnh như chảy máu chân răng, viêm nướu.
Khám răng định kỳ: Bạn nên khám răng định kỳ 6 tháng một lần tại các trung tâm nha khoa để phát hiện và điều trị sớm các bệnh răng miệng.
Hạn chế sử dụng tăm xỉa răng: Nếu bạn sử dụng tăm xỉa để lấy thức ăn dư thừa từ trong kẽ răng. Điều này làm ảnh hưởng đến nướu và răng. Lâu dần sẽ khiến răng bị sâu.
Hẹn chế ăn đồ ngọt, đồ uống có gas
Địa chỉ điều trị nhức răng hàm dưới bên trái tại nha khoa
Nha khoa My Auris được trang bị hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, máy móc trang thiết bị hiện đại được FDA chứng nhận an toàn và hiệu quả. Bên cạnh đó nha khoa My Auris luôn tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề vô trùng vô khuẩn.
Tại nha khoa My Auris sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, chuyên môn cao và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa. Ngoài ra, My Auris luôn có chính sách giá hợp lý, đáp ứng nhu cầu cho từng đối tượng khách hàng khác nhau.
Kim Dung