26 C
Ho Chi Minh City
Thứ Hai, Tháng Sáu 5, 2023
spot_img

Dấu hiệu bị sâu răng là gì? Bao gồm những giai đoạn nào?

Việc nhận biết các dấu hiệu bị sâu răng sớm sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị căn bệnh này, ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

dấu hiệu bị sâu răng

Thống kê về bệnh sâu răng

Theo GS, TS Trịnh Đình Hải, Giám đốc Bệnh viện Răng – Hàm – Mặt Trung ương, Việt Nam hiện có hơn 90% người có bệnh về răng miệng, trong đó hơn 85% trẻ em 6-8 tuổi bị sâu răng sữa, còn bệnh sâu răng vĩnh viễn thì gia tăng tỉ lệ thuận với với độ tuổi. Tỷ lệ cao nhất là 80% người cao tuổi và người trưởng thành bị sâu răng vĩnh viễn.

Bệnh sâu răng là tình trạng tổn thương mô cứng ở răng xảy ra bởi sự phát triển của vi khuẩn ở mảng bám răng, dấu hiệu bị sâu răng khi này là có các lỗ nhỏ trên bề mặt răng. Mặc dù sự hiện diện của các loại vi khuẩn trong khoang miệng là bình thường nhưng vi khuẩn Streptococcus mutans, Lactobacillus và các loài Actinomyces sẽ tiết ra acid khi phân giải đường trong các mẩu vụn thức ăn thừa, hình thành lỗ sâu. Một số yếu tố là nguyên nhân gây ra bệnh sâu răng như:

  • Độ pH trong khoang miệng giảm xuống dưới 5,5 có thể hủy khoáng ở men răng, gây ra lỗ sâu.

dấu hiệu bị sâu răng, dau hieu bi sau rang

  • Thiếu flour trong khoang miệng, không bảo vệ được men răng trước các yếu tố tấn công gây sâu răng.
  • Vệ sinh răng miệng không thường xuyên hoặc sai cách.
  • Thói quen ăn vặt các món ăn vặt như kẹo cứng, bánh quy hoặc nước ngọt có gas.
  • Ăn nhiều thực phẩm có tính axit cao như chanh, giấm, trái cây.
  • Tụt nướu.
  • Thiếu nước.
  • Hàm răng nứt vỡ hoặc yếu.
  • Mắc một số bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, axit dạ dày.

Cũng theo GS Hải, hiện tại người dân Việt Nam vẫn chưa quan tâm sát sao đến các vấn đề răng miệng. Bằng chứng là một bệnh viện đầu ngành về răng miệng như Bệnh viện Răng – Hàm – Mặt Trung ương thì mỗi năm cũng chỉ khám chữa bệnh cho khoảng hai trăm nghìn người. Cộng thêm các cơ sở y tế khác trên cả nước, Bộ y tế thống kê được chỉ điều trị cho khoảng 10 triệu người dân. Như vậy có thể thấy rằng còn khoảng 80 triệu người dân nữa chưa được quan tâm và chăm sóc về răng miệng.

Dấu hiệu bị sâu răng theo từng giai đoạn

Dấu hiệu chung

Dấu hiệu bị sâu răng cụ thể và chung nhất cho tất cả các giai đoạn sâu răng bào gồm 6 dấu hiệu sau:

dấu hiệu bị sâu răng, dau hieu bi sau rang

  • Nhìn thấy lỗ sâu

Quan sát sẽ thấy men và ngà răng bị tổn thương. Khi dùng que nạo ngà và lấy hết vụn thức ăn trong lỗ sâu sẽ thấy đáy lỗ sâu rộng nhiều hơn miệng lỗ.

  • Nướu sưng hoặc chảy máu

Khi có tác động như chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa, nướu sẽ dễ bị chảy máu và dễ nhiễm trùng. Ngoài ra, nướu cũng có thể bị sưng, gây nên cảm giác căng tức khó chịu, khi nhai cắn cũng sẽ bị đau.

dấu hiệu bị sâu răng, dau hieu bi sau rang

  • Đau buốt răng khi bị kích thích

Cảm thấy đau nhức răng khi thức ăn lọt vào hố sâu, khi ăn nóng, lạnh, ngọt, chua.

  • Hơi thở có mùi

Thức ăn khi tích tụ lâu ngày ở kẽ răng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và khiến hơi thở có mùi hôi.

  • Đau buốt khi ăn nhai

Vi khuẩn sâu răng bào mòn ngà răng và ảnh hưởng đến dây thần kinh. Vì vậy khi ăn uống có thể bạn sẽ cảm thấy dễ bị ê buốt, đau nhức kéo lên đầu rất khó chịu.  

  • Dấu hiệu khác

Khi bị sâu răng thì bạn cũng có thể bị đau đầu, sốt nhẹ,…

Ngoài các dấu hiệu chung này, ở mỗi giai đoạn và mức độ sâu răng đều có những dấu hiệu riêng biệt. bệnh sâu răng được chia thành 4 giai đoạn với các dấu hiệu sau:

dấu hiệu bị sâu răng, dau hieu bi sau rang

Giai đoạn 1: Sâu men răng

Đây là tình trạng men răng bị mất khoáng, vi khuẩn sâu răng đã bắt đầu ăn mòn bề mặt răng. Răng bị sâu thì men sẽ có màu vàng nâu hoặc đen dễ nhìn thấy. Khi thăm khám sẽ thấy men răng lởm chởm không còn trơn láng. Ngoài ra, khi ăn các thức ăn nóng, lạnh thì sẽ có cảm giác ê buốt, gây đau nhức mức độ nhẹ.

Giai đoạn 2: Sâu ngà răng

Ở giai đoạn này sẽ xuất hiện ngày càng nhiều các lỗ sâu, lỗ hổng to dần ra, ăn sâu vào trong và phá hủy nhanh chóng phần men răng còn lại. Điều này làm men và ngà răng xung quanh lỗ sâu đổi màu trắng đục, vàng hoặc hơi nâu. Khi này bạn sẽ có những triệu chứng rõ rệt về các cơn đau nhức khi thức ăn bị nhét vào lỗ sâu, khi ăn các món có nhiệt độ bất thường do ngà răng là mô có thần kinh 

Giai đoạn 3: Viêm tủy

Ở giai này, sâu răng đã được coi là mức độ nặng do vi khuẩn tấn công sâu vào tủy dẫn đến viêm tủy. Các dấu hiệu nguy hiểm ở giai đoạn này có thể kể đến là

  • Lỗ sâu to dần, bị nhét thức ăn vào sâu.
  • Bị đau nhức liên tục với mức độ tăng dần. 
  • Răng bị lung lay.
  • Bị viêm nướu, viêm xương hàm.
  • Nguy cơ mất răng cao.
  • Khi khám thấy lỗ sâu có nhiều ngà mềm, có thể thấy ánh hồng của tủy hoặc lộ sừng tủy.

Giai đoạn 4: Chết tủy

Đây là tình trạng sâu răng rất nặng với mức độ vi khuẩn tích tụ nhiều gây tổn thương chân răng, xương ổ răng và các vùng xung quanh chóp. Viêm tủy nặng sẽ gây áp xe, chết tủy, phá hủy thân răng, hoại tử nặng, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong. Một số dấu hiệu nhận biết là:

  • Cơn đau tự phát kéo dài, thường hay xảy ra vào ban đêm khi nằm xuống.
  • Cơn đau do kích thích như thức ăn lọt vào lỗ sâu, sự thay đổi nhiệt độ,…
  • Tính chất cơn đau đa dạng: nhói hoặc đau âm ỉ, khu trú hoặc lan tỏa, đau từng cơn hoặc liên tục.
  • Răng sâu bị lộ tủy.
  • Có nấm đỏ mọc giữa thân răng, khi chọc vào máu chảy ra nhiều.
  • Răng hơi đổi màu sậm hơn.

Hầu hết sâu răng sẽ âm thầm diễn ra trong một quá trình tiến triển dài vì nó phải đi qua được lớp men và lớp ngà cứng chắc. Chính vì thế, nếu bạn chú ý đến tình trạng răng miệng của mình thường xuyên thì có thể nhanh chóng phát hiện dấu hiệu bị sâu răng và nhanh chóng đi điều trị kịp thời trước khi chuyển biến nặng.

Cách phòng ngừa bệnh sâu răng

Phòng bệnh hơn chữa bệnh không bao giờ là sai. Dưới đây là một số phương pháp phòng ngừa sâu răng hiệu quả được đánh giá cao bởi các bác sĩ nha khoa:

dấu hiệu bị sâu răng, dau hieu bi sau rang

  • Đánh răng 2 lần/ngày, mỗi lần tối thiểu 2 phút, lưu ý chải kỹ các mặt răng.
  • Dùng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối sau khi đánh răng.
  • Dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước sau khi ăn để làm sạch các mảnh vụn thức ăn ở kẽ răng.
  • Sử dụng kem đánh răng có chứa Flour.
  • Khám răng định kỳ mỗi 6 tháng 1 lần.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm hoặc đồ uống có lượng đường cao.
  • Hạn chế ăn vặt giữa các bữa ăn.
  • Tăng cường ăn các món có chất xơ, rau củ quả.

Nếu bạn vẫn còn các thắc mắc khác hoặc đang không biết liệu mình có bị sâu răng không, hãy đến nha khoa My Auris tại số 11bis Nguyễn Gia Thiều P.6 Q.3 TP.HCM để được thăm khám, tư vấn tổng quát MIỄN PHÍ nhé!

Jane Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Social

0FansLike
3,800FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
spot_img

Bài viết phổ biến