29 C
Ho Chi Minh City
Thứ Sáu, Tháng Mười Hai 1, 2023
spot_img

Dấu hiệu nào cho thấy bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên?

Bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên là tình trạng rất phổ biến, hãy cùng tìm hiểu triệu chứng, cách điều trị và một vài lưu ý về căn bệnh này nhé!

Theo thống kê từ Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương thì 80% người Việt Nam trưởng thành đã từng bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên. Mặc dù căn bệnh này thường hay gặp nhưng vẫn không nên coi thường vì nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm thì căn bệnh này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác.

Bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên: triệu chứng là gì?

Trước khi tìm hiểu các triệu chứng bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên thì hãy cùng tìm hiểu răng trong cùng hàm trên là răng gì. Răng trong cùng hàm trên chính là răng khôn hoặc răng số 8 – chiếc răng cuối cùng mọc khi đến tuổi trưởng thành. Ngoài ra, tình trạng sưng nướu cũng có thể do các căn bệnh khác gây nên như nhiễm trùng, sâu răng hàm, bị thiếu dưỡng chất cần thiết, phụ nữ trong thời kì mang thai thay đổi nội tiết tố.

bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên, bi sung nuou rang trong cung ham tren

Để nhanh chóng phát hiện và điều trị kịp thời, bạn cần nắm rõ các triệu chứng bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên sau đây để tránh tình trạng bệnh diễn biến nặng:

  • Nướu răng bị sưng, phù nề, sung huyết, đau âm ỉ.
  • Gây khó khăn khi giao tiếp.
  • Khi nhai thức ăn chắc hoặc tương đối cứng sẽ có cảm giác đau dữ dội.
  • Chảy máu chân răng khi nhấn nhẹ vào phần nướu răng bị sưng hoặc trong quá trình vệ sinh răng miệng.
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu.
  • Thân răng dài hơn bình thường do nướu răng xung quanh bị viêm dẫn đến tụt nướu.
  • Nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến viêm nha chu gây mất răng.
  • Bị sốt và nổi hạch toàn thân.

Khi phát hiện có các triệu chứng trên, người bệnh cần sắp xếp thời gian sớm nhất có thể để đến phòng khám nha khoa thăm khám và điều trị. Mặc dù triệu chứng có thể không nghiêm trọng nhưng về lâu dài, bệnh có thể tiến triển thành viêm nướu, viêm nha chu và tệ hơn có thể dẫn đến mất răng.

Cách xử lý tình trạng bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên

Đối với bệnh nhân bị sưng nướu răng hàm trên, các bác sĩ tại Nha khoa My Auris đã đưa ra một số phương pháp điều trị phổ biến như sau:

Vệ sinh răng miệng thường xuyên

bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên, bi sung nuou rang trong cung ham tren

Mảng bám trên răng hình thành sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dẫn đến tình trạng viêm nướu gây sưng nặng hơn. Mặc dù khi bị sưng nướu sẽ có cảm giác đau nhưng bạn nên vì thế né tránh không vệ sinh sạch sẽ vị trí nướu bị sưng. Hãy vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng bàn chải đánh răng có lông mềm, nước súc miệng chuyên dụng và chỉ nha khoa.

Thay đổi thói quen xấu

Nếu bạn vẫn còn thói quen sử dụng tăm xỉa răng thì nên bỏ thói quen này vì đầu nhọn của tăm vừa làm tổn thương nướu vừa làm mòn men răng. Như đã nói ở trên, tốt nhất bạn nên chuyển qua sử dụng chỉ nha khoa song song với bàn chải lông mềm, kem đánh răng có chứa Flo để vừa tránh làm tổn thương nướu vừa tăng cao hiệu quả làm sạch. 

Súc miệng bằng dung dịch kháng khuẩn

bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên, bi sung nuou rang trong cung ham tren

Để giảm tình trạng sưng nướu, việc súc miệng bằng dung dịch kháng khuẩn được rất nhiều bác sĩ khuyến cáo sử dụng. Bên cạnh tác dụng diệt khuẩn răng, nướu và khoang miệng thì nước súc miệng cũng giúp ngăn ngừa sự phát triển của mảng bám và thúc đẩy cải thiện mô niêm mạc bị tổn thương lành lại. Một số loại dung dịch sát khuẩn thường được chỉ định:

  • Chlorhexidine thường được dùng nhiều nhất. Tác dụng phụ của chlorhexidine có thể khiến răng bị vàng nhưng yên tâm rằng tình trạng này sẽ biến mất khi ngưng sử dụng.
  • Các loại hoạt chất khác như cetylpyridinium chloride, hexetidine, stannous fluoride…

Các loại thuốc này thường ở dạng dung dịch súc miệng, nên khi sử dụng cần pha loãng và không nên sử dụng quá liều lượng và thời gian chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, tuyệt đối không được nuốt nước súc miệng sát khuẩn.

Sử dụng thuốc Tây

bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên, bi sung nuou rang trong cung ham tren

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh được sử dụng với mục đích tiêu diệt hoặc kìm hãm số lượng vi khuẩn gây viêm nướu, tạo điều kiện để vùng nướu bị tổn thương nhanh chóng lành. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc kháng sinh tuyệt đối cần sự chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng thuốc vì có thể gây lờn thuốc. Thuốc kháng sinh thường được dùng trong điều trị sưng nướu có thể kể đến:

  • Metronidazole
  • Amoxicillin (thuộc nhóm penicillin)

Cần lưu ý rằng không sử dụng thức uống có cồn và đợi ít nhất 48 giờ sau khi điều trị với metronidazole để tránh những phản ứng nguy hiểm. Trường hợp mẫn cảm với penicillin, bác sĩ sẽ đổi qua các loại thuốc sau:

  • Minocycline hoặc doxycycline (nhóm tetracycline)
  • Clindamycin (thường dùng khi nhiễm khuẩn nặng)
  • Ciprofloxacin
  • Azithromycin

Thuốc kháng sinh thường là thuốc dạng uống hoặc dạng gel bôi. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng là cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy…

Thuốc kháng viêm

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê toa dùng thuốc kháng viêm với mục đích giảm viêm nhờ ức chế các hóa chất trung gian để giảm sưng đau. 

Thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID) thường được chỉ định, bao gồm ibuprofen, axit mefenamic, diclofenac và meloxicam… Trong đó, Ibuprofen thường được ưu tiên sử dụng. Ibuprofen là loại thuốc không kê đơn và cũng thường được sử dụng khi bị đau cơ, đau bụng kinh, giảm viêm do căng cơ, viêm khớp, hạ sốt,… Tuy nhiên, thuốc này chống chỉ định cho người bị dị ứng và nếu có tiền sử hen suyễn hoặc loét đường tiêu hóa thì cần cho bác sĩ biết trước khi được kê đơn.

Thuốc giảm đau

Paracetamol là một loại thuốc giảm đau không kê đơn cực kỳ thông dụng và khá an toàn với hầu hết mọi người. Khi bị sưng nướu gây đau nhức, Paracetamol có chứa codeine là thuốc giảm đau tác dụng mạnh, thời gian tác dụng cũng khá dài. Một số ít trường hợp mẫn cảm có thể cảm thấy buồn nôn khi dùng loại thuốc này.

Lấy cao răng

Nếu bạn bị sưng nướu do mảng bám thức ăn lâu ngày mắc kẹt ở kẽ răng hình thành cao răng thì bác sĩ sẽ thực hiện cạo sạch cao răng. Sưng nướu trong trường hợp này chỉ là dấu hiệu bệnh viêm nướu thông thường nên chỉ cần loại bỏ môi trường gây bệnh là nướu sẽ hết viêm, hồng hào trở lại.

Nhổ răng khôn

bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên, bi sung nuou rang trong cung ham tren

Đối với nguyên nhân gây sưng nướu là do răng khôn mọc lệch thì nhổ răng khôn là phương pháp điều trị triệt để nhất. Nguyên nhân là do răng khôn không có bất kì chức năng ăn nhai nào nhưng răng khôn mọc lệch lại tăng nguy cơ hư hỏng răng bên cạnh, hoặc rất dễ bị sâu, đau nhức về sau. Với sự hỗ trợ của máy nhổ răng siêu âm thì bạn không cần quá lo lắng về cảm giác đau nhức sau khi hết thuốc tê nhổ răng.

Một vài điều cần lưu ý trong khi điều trị sưng nướu răng

Khi bị sưng nướu răng, người bệnh cần phải chú ý hơn đến vấn đề chăm sóc, vệ sinh răng miệng và ăn uống hằng ngày như sau:

  • Sử dụng bàn chải có lông mềm, và chỉ nha khoa, không chải răng quá mạnh.
  • Sử dụng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm, có chứa Flour.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý, nước muối ấm hoặc nước súc miệng chuyên dụng.
  • Tránh dùng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá. 
  • Không nên ăn uống các món quá nóng, quá lạnh, các món nhiều dầu mỡ, thực phẩm dai, cứng,….
  • Nên ăn các món mềm như cháo, súp, canh hầm,… 
  • Cung cấp đầy đủ vitamin và các khoáng chất cần thiết, đặc biệt là vitamin C, E, canxi,… 
  • Sử dụng thuốc đúng theo chỉ định và toa thuốc của bác sĩ. 

Nếu bạn bị sưng nướu do các vấn đề về bệnh lý nha khoa hoặc do mọc răng khôn, hãy đến ngay nha khoa để được điều trị. Tại TPHCM, bạn có thể đến nha khoa My Auris để được trải nghiệm hành trình khách hàng chuẩn WTS khi điều trị nha khoa.

Jane Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Social

0FansLike
3,912FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
spot_img

Bài viết phổ biến