30 C
Ho Chi Minh City
Thứ Sáu, Tháng Mười Hai 1, 2023
spot_img

Có nên trồng răng cấm không?

Có nên trồng răng cấm không? Răng cấm đảm nhiệm vai trò nhai thức ăn và răng chủ đạo trên cung hàm. Nếu răng cấm bị mất đi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ăn nhai của hàm cũng như sức khỏe răng miệng. Do đó, khi răng cấm mất đi, các bác sĩ sẽ khuyến khích trồng răng để đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ cho khuôn hàm. Vậy có nên trồng răng cấm không, cùng bài viết dưới đây để giải đáp chi tiết.

Răng cấm là gì? 

Răng cấm là những chiếc răng nằm ở vị trí răng số 6 hoặc răng số 7 trên cung hàm, răng cấm còn có tên gọi khác là răng cối lớn. Có vai trò chủ đạo trong việc nghiền nát thức ăn của hàm.

Thời gian răng cấm mọc từ độ tuổi 6 – 8 tuổi và chỉ mọc 1 lần duy nhất. Ngoài ra, vị trí răng cấm có mối quan hệ mật thiết với các dây thần kinh xung quanh hàm. Vì thế, không thể tùy tiện nhổ bỏ một cách tùy tiện.

Tương tự với chiếc răng khác trên cung hàm, khi răng cấm mất đi sẽ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của hàm, gây ra tình trạng tiêu xương hàm do mất răng quá lâu. Song song đó, việc mất răng sẽ làm ảnh hưởng đến khớp cắn do các răng nghiêng về phía vị trí răng cấm đã mất, đồng thời dễ dàng mắc một số bệnh lý về răng miệng do thức ăn bám vào gây ra tình trạng viêm lợi, viêm nha chu, hay các bệnh sâu răng khác,..

Để ngăn ngừa những tình trạng nguy hiểm đó có thể xảy ra, bác sĩ sẽ chị định trồng răng để bổ sung vị trí răng đã mất. Hiện nay có rất nhiều phương pháp trồng răng cấm, sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng cũng như điều kiện tài chính của bạn.

có nên trồng răng cấm không
Có nên trồng răng cấm không?

Có nên trồng răng cấm không?

Có nên trồng răng cấm không là những câu hỏi mà nha khoa My Auris nhận khá nhiều phản hồi từ khách hàng. Trường hợp mất răng cấm, điều đầu tiên khách hàng dễ dàng nhận thấy chính là sức nhai bị suy giảm khoảng 20%, từ đó cơ thể sẽ hạn chế và khó hấp thu được các chất dinh dưỡng. 

Ngoài ra, việc mất răng sẽ gặp một số vấn đề khi chăm sóc răng miệng từ đó dễ gây ra tình trạng sâu răng hay viêm lợi. Đặc biệt nghiêm trọng hơn có thể bị tiêu biến hoặc khó có thể phục hình. Các răng xung quanh sẽ yếu đi, xô lệch về vị trí trên cung hàm.

Vì thế, nếu khách hàng băn khoăn có nên trồng răng cấm không, thì câu trả lời là có thể trồng răng. Vì ngày nay với công nghệ hiện đại cùng với máy móc tiên tiến, các phương pháp phục hình răng đã mất có thể giúp khách hàng sở hữu răng đã mất. Hiện nay có hai phương pháp trồng răng cấm mà bạn có thể lựa chọn là trồng răng Implant và cầu răng sứ. 

Các phương pháp trồng răng cấm phổ biến 

Trồng răng Implant 

Đây là phương pháp trồng răng hiện đại, có cấu tạo gần giống với chiếc răng thật, bao gồm trụ Implant, khớp nối và mão răng sứ. Chức năng của trụ Implant có chức năng giống như răng thật, có khả năng tích hợp với xương hàm và đặc biệt ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm đã mất.

Bên cạnh đó, răng Implant còn có khả năng phục hình khả năng ăn nhai gần giống với răng thật lên đến 98% nhờ đó lực ăn nhai ở hàm ổn định, tránh tình trạng lão hóa sớm do mất răng. 

Để đáp ứng ứng điều kiện trồng răng Implant, khách hàng phải có xương hàm chắc khỏe và không mắc bệnh lý răng miệng. Trường hợp, một số khách hàng bị tiêu xương hàm hoặc mắc một số bệnh lý răng miệng cần nâng xoang nhằm mục đích tăng thể tích xương và điều trị dứt điểm về bệnh lý trước khi thực hiện cấy răng Implant.

Làm cầu răng sứ 

Một trong những phương pháp trồng răng được nhiều người ưa chuộng nhờ vào hiệu quả và thẩm mỹ vượt trội. Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ mài thân răng của hai răng kế cạnh vị trí răng cấm đã mất sau đó cố định mão răng sứ lên răng. 

Răng sau khi phục hình có hình dáng, kích thước tương tự như răng thật, nhờ đó đảm bảo chức năng ăn nhai, đồng thời ngăn chặn được các răng xô lệch. Song song đó, phương pháp này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm chính là không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm vì mão răng sứ thay thế cho răng đã mất không có chân răng. 

Tóm lại, các phương pháp trồng răng cấm đều có ưu và nhược điểm riêng, tùy vào tình trạng răng miệng cũng như tài chính mà bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 phương pháp trồng răng. Tuy nhiên, hiện nay các bác sĩ nha khoa khuyến khích nên trồng răng Implant để cải thiện thẩm mỹ và sức ăn nhai ổn định hơn. Vì phương pháp phục hình này khắc phục được tình trạng tiêu xương hàm.

có nên trồng răng cấm không
Quy trình trồng răng cấm

Quy trình trồng răng Implant khi phục hình răng cấm 

Nha khoa My Auris sẽ chia sẻ cho bạn 5 bước thực hiện theo chuẩn Y khoa cùng với đội ngũ bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm và chuyên môn trong nghề.

Bước 1: Thăm khám tổng quát và tư vấn 

Trước khi thực hiện trồng răng Implant, đầu tiên bạn sẽ thăm khám sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng quát. Để kiểm tra tình trạng răng miệng hiện tại có đủ điều kiện để thực hiện trồng răng implant hay không? Thông qua hình ảnh chụp phim Ct Conebeam, từ đó bác sĩ sẽ nắm được cấu trúc cũng như chất lượng xương hàm và vị trí răng đã mất.

Sau khi nắm được các thông tin về sức khỏe răng miệng, bác sĩ sẽ tư vấn các loại trụ Implant, chi phí thực hiện để bạn có thể cân nhắc lựa chọn. 

Bước 2: Tiến hành cấy implant 

Trước khi tiến hành cấy ghép, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe lại một lần nữa nhằm đảm bảo sức khỏe ổn định. Sau đó, bác sĩ tiến hành vệ sinh khoang miệng và gây tê tại vùng cần cấy implant.

Thời gian cấy implant vào xương hàm từ 10 – 15 phút.

Bước 3: Lấy dấu hàm và gắn răng tạm 

Sau khi cấy Implant khoảng 2 – 3 ngày, bạn cần phải quay lại nha khoa để gắn tạm thời nhằm thuận lợi cho quá trình ăn uống.

Bước 4: Tái khám sau khi cấy implant 

Khoảng 7 – 10 ngày sau, bác sĩ sẽ hẹn bạn đến nha khoa để kiểm tra độ lành của nướu.

Bước 5: Gắn mão sứ cố định 

Sau khi trụ Implant đã tích hợp với xương hàm, bác sĩ sẽ gắn mão răng sứ cố định thông qua khớp nối abutment. 

  •  Lưu ý: Thời gian tích hợp trụ implant với xương hàm sẽ phụ thuộc vào từng loại trụ và cơ địa của mỗi người. Thời gian tích hợp trụ có thể kéo dài 6 tháng hoặc thậm chí 12 tháng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan về câu hỏi “Có nên trồng răng cấm không”. Từ đó, giúp bạn cập nhật thêm kiến thức và tránh được các biến chứng do mất răng gây nên, từ đó bạn có phương án bảo vệ  sức khỏe răng miệng tốt hơn. Nếu bạn có thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua Fanpage hoặc đến trực tiếp nha khoa để được tư vấn trực tiếp.

Kim Dung

Có thể bạn quan tâm

Social

0FansLike
3,912FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
spot_img

Bài viết phổ biến