Cấy ghép implant là một trong những phương pháp trồng răng tối ưu nhất hiện nay, được các chuyên gia đánh giá cao. Bởi phương pháp này tối ưu cả về thẩm mỹ lẫn chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, nếu như cắm implant không đúng cách, sai kỹ thuật sẽ gây nên nhiều hậu quả khôn lường bởi phương pháp này đòi hỏi cao về kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm bác sĩ cũng như máy móc, thiết bị hỗ trợ. Để biết cách cắm implant đúng chuẩn y khoa như thế nào trước khi quyết định thực hiện, cùng Kiến Thức Implant theo dõi bài viết sau đây nhé.
Trồng răng implant là gì?
Răng implant là răng giả được thiết kế tương tự như cấu trúc của răng thật để phục hình, thay thế cho những chiếc răng đã mất hay không còn khả năng phục hồi. Răng implant có cấu tạo gồm 3 phần:
- Trụ implant được làm bằng chất liệu titanium – chất liệu an toàn, lành tính, khả năng tương thích sinh học cao và chịu lực, chịu nhiệt tốt, chống mài mòn theo thời gian.
- Khớp nối Abutment: là phần nối giữa mão sứ và trụ implant.
- Mão sứ: mão răng sứ có thể là sứ kim loại hay toàn sứ được thiết kế theo hình dáng, kích thước phù hợp, đặc biệt giống với răng thật.
Trồng răng implant là phương pháp phẫu thuật để cấy trụ implant vào trong xương hàm để thay thế chân răng cho răng đã mất. Các trụ này tích hợp với xương hàm thành một khối cứng chắc rồi bác sĩ mới tiến hành lắp mão sứ lên trên thông qua khớp nối Abutment để tạo thành một chiếc răng hoàn chỉnh.
Cách cắm implant đúng chuẩn y khoa
Cách cắm implant không đơn giản bởi kỹ thuật này đòi hỏi kỹ thuật cao, bao gồm tay nghề, chuyên môn, kinh nghiệm của bác sĩ, trang thiết bị máy móc hiện đại, tiên tiến, cùng nhiều yếu tố khác. Do đó, nếu như nha khoa không đảm bảo, thực hiện sai kỹ thuật sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe cơ thể nói chung.
Đã có rất nhiều trường hợp thực hiện cách cắm implant sai dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như sưng đau kéo dài, chảy máu dai dẳng, nhiễm trùng, viêm xung quanh trụ implant, gây tổn thương các mô lân cận hay cắm không đúng vị trí implant dẫn đến trụ sai lệch, sai khớp cắn, trụ implant bị đào thải,…
Chính vì thế, trước khi thực hiện cắm implant phục hình răng, mọi người nên tìm hiểu kỹ về kỹ thuật, nha khoa và cách cắm implant. Để cắm implant an toàn, hiệu quả, mọi người nên chọn nha khoa uy tín, chất lượng, tay nghề bác sĩ đảm bảo thực hiện.
Sau đây là cách cắm implant đúng chuẩn y khoa mà mọi người nên tham khảo:
Bước 1: Thăm khám, chụp phim và tư vấn, lên kế hoạch cấy ghép implant
Trước khi thực hiện cách cắm implant, các bệnh nhân nên đến trực tiếp nha khoa để được thăm khám và kiểm tra về tình trạng răng, nướu, khoang miệng. Hơn nữa, bác sĩ cũng sẽ tiến hành một số xét nghiệm cần thiết để xem bệnh nhân có đủ điều kiện sức khỏe cho cách ghép implant không.
Nếu như đủ yêu cầu, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân chụp X-quang – đây là bước vô cùng quan trọng trong cấy ghép implant. Bác sĩ sẽ chụp toàn cảnh và cắt lớp để kiểm tra chiều cao, chiều rộng, mật độ, độ dày xương hàm của bệnh. Dựa vào kết quả đó, bác sĩ xem xét đủ điều kiện cấy ghép hay không, có cần ghép xương không. Đồng thời, từ kết quả phim chụp, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân implant cấy ở vị trí nào, kế hoạch điều trị và phục hình ra sao.
Bước 2: Chuẩn bị tâm lý và vệ sinh răng miệng trước khi cắm implant
Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của bệnh nhân một lần nữa ở thời điểm trước khi cấy để xem đủ điều kiện hay không. Và lúc này, bệnh nhân cũng nên giữ vững tinh thần, thả lỏng tâm trạng để cảm thấy thoải mái nhất có thể.
Tiếp đến, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khoang miệng, răng miệng thật sạch để chuẩn bị phẫu thuật cấy implant.
Bước 3: Cách cắm implant – Tiến hành phẫu thuật cắm implant
Bác sĩ tiến hành gây tê nhẹ nhàng vùng cần cấy implant để bệnh nhân cảm thấy thoải mái suốt quá trình thực hiện. Sau đó, tiến hành phẫu thuật và đặt trụ implant vào đúng vị trí trong xương hàm. Thời gian phẫu thuật khoảng 15-30 phút/ trụ.
Lưu ý:
- Với một số bệnh nhân có trường hợp đặc biệt thì phải gây mê khi cấy implant
- Trường hợp tiêu xương hàm, cần phải thực hiện ghép xương, nâng xoang trước khi làm phẫu thuật cắm implant.
Bước 4: Lấy dấu răng để chế tác răng sứ
Bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu implant và gửi về labo để chế tác răng sứ. Sau 2-3 ngày cấy trụ implant, bác sĩ sẽ hẹn bệnh nhân đến nha khoa để gắn răng tạm để vẫn đảm bảo thẩm mỹ và ăn nhai trong thời gian đợi mão sứ trên implant.
Bước 5: Lắp răng sứ chính thức – hoàn thiện cách cắm implant
Tùy theo thời gian tích hợp xương hàm của từng loại trụ mà bác sĩ sẽ hẹn bệnh nhân quay lại nha khoa lắp mão sứ chính thức lên trên implant. Lúc này, sẽ hoàn chỉnh về răng đem lại tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cao.
Bước 6: Hẹn lịch tái khám và hướng dẫn chăm sóc, vệ sinh
Bác sĩ sẽ hẹn 7-10 ngày, bệnh nhân quay lại nha khoa để kiểm tra xem có điều bất ổn hay không cũng như nhắc bệnh nhân dù không có vấn đề cũng nên tái khám nha khoa định kỳ.
Trồng răng implant như chiếc răng thật nên mọi người có thể dễ dàng vệ sinh. Tuy nhiên, sau những ngày đầu mới cắm trụ thì nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh trụ bị đào thải, viêm nhiễm.
Cần làm gì trước khi thực hiện cách cắm implant?
Để cắm implant thành công, không chỉ tay nghề bác sĩ mà bệnh nhân cũng cần phải chuẩn bị như sau:
- Nói rõ tình trạng sức khỏe để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp
- Tuyệt đối không uống rượu, bia, trước, trong và ngay sau khi trồng răng implant. Thời gian sau 1-2 tuần mới có thể uống.
- Giữ tinh thần thoải mái
- Ăn uống đầy đủ, no trước khi phẫu thuật.
Trên đây là những thông tin về cách cắm implant đúng chuẩn y khoa, hy vọng mọi người bổ sung kiến thức cho mình. Từ đó, lựa chọn nha khoa uy tín, chất lượng để thành công cấy ghép đem lại răng đều, đẹp và an toàn.
Anh Thy