Bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới do bị viêm nướu, mọc răng khôn,… và để lại nhiều ảnh hưởng nên hãy cùng theo dõi 8 cách điều trị dưới đây.
Nguyên nhân bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới
Bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới là tình trạng răng miệng không khó bắt gặp. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh nha khoa này, nhưng chủ yếu là do cac nguyên nhân sau:
Do viêm nướu
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây sưng nướu răng trong cùng hàm dưới. Bệnh nhân nếu không thường xuyên vệ sinh răng miệng kĩ lưỡng và đúng cách, dẫn đến hình thành các vết thương hở. Các vết thương hở này dễ dàng bị vi khuẩn tấn công hoặc các vụn thức ăn tích tụ trên bề mặt răng, tác động khiến nướu bị kích ứng, sưng viêm và chảy máu.
Do viêm nha chu
Khi bị viêm nha chu, bạn thường sẽ có triệu chứng sưng chân răng hàm. Ngoài ra, không chỉ bị sưng lợi, viêm nha chu còn gây chảy máu chân răng, hơi thở có mùi, thậm chí có thể hình thành ổ mủ ở chân răng.
Do mọc răng khôn
Bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới hoặc hàm trên cũng là dấu hiệu cho thấy có thể răng khôn đang mọc. Răng khôn (hay còn gọi là răng số 8) chỉ mọc ở tuổi trưởng thành khi mà cung hàm và cấu trúc răng đã phát triển gần hoàn chỉnh, vì thế răng khôn thường không có đủ không gian để mọc, dẫn đến mọc lệch, mọc ngang, mọc ngầm. Trong trường hợp mọc răng khôn, không chỉ nướu bị sưng, mà còn gây cảm giác đau nhức, sưng má, khó nuốt, bị sốt nhẹ hoặc sốt cao.
Viêm lợi trùm khi mọc răng khôn cũng sẽ gây sưng nướu do phần lợi này có che phủ một phần của răng. Khi răng khôn mọc sẽ kích thích viêm khiến lợi sưng đỏ và đau nhức nướu, đi kèm với hiện tượng chảy mủ và hôi miệng.
Do thiếu chất
Trong trường hợp cơ thể thiếu các loại Vitamin cần thiết như Vitamin C, Vitamin B, Vitamin E, là những dưỡng chất nuôi dưỡng nướu khỏe mạnh, thì nướu có thể bị sưng. Đặc biệt, thiếu vitamin C cũng sẽ dẫn đến bệnh scorbut với các triệu chứng như sưng nướu, dễ bị bầm tím, xuất hiện các đốm xanh hoặc đỏ trên da, đau khớp hoặc đau chân,…
Do mang thai
Trong quá trình mang thai, cơ thể bị thay đổi hormone có thể làm tăng lượng máu tới lợi. Điều này sẽ khiến nướu dễ bị kích thích và dẫn đến sưng.
Sâu răng hàm
Nếu bị sâu răng hàm số 7 hoặc số 8 thì nướu tại vị trí các răng này cũng có thể bị sưng. Sâu răng là một trong các bệnh nha khoa phổ biến do vi khuẩn Streptococcus mutans phát triển và bài tiết acid, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào ngà răng, tủy răng và gây viêm sưng toàn bộ mô nướu bao xung quanh.
Do nhiễm trùng
Một số bệnh lý do nhiễm trùng cũng gây sưng nướu răng trong cùng hàm dưới như Bệnh Herpes miệng, Bệnh nấm miệng hay còn gọi nấm lưỡi, tưa lưỡi, Sâu răng không điều trị dứt điểm dẫn đến áp xe răng.
Ảnh hưởng khi bị sưng nướu răng
Bị sưng nướu răng có nguy hiểm hay không còn tùy theo nguyên nhân gây nên tình trạng này. Nếu là do chế độ ăn uống hay thói quen vệ sinh răng miệng thì nướu sưng không quá nguy hiểm. Để tình trạng nhanh thuyên giảm thì bạn chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn và thói quen vệ sinh răng miệng.
Trong trường hợp bị sưng tấy nướu do mắc phải các vấn đề bệnh lý răng thì cần lưu ý hoặc đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị. Nếu không điều trị sớm và dứt điểm, tình trạng này sẽ phải điều trị rất phức tạp, tốn kém do bệnh tình ngày càng nghiêm trọng với các biến chứng:
- Khiến cho chức năng ăn nhai suy giảm trầm trọn do không thể cắn xé, nhai nghiền thức ăn hiệu quả.
- Dễ phát sinh thêm các bệnh lý về tiêu hóa như đau dạ dày.
- Gặp khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng hiệu quả.
- Dễ khiến vi khuẩn tồn đọng và gây mùi hôi miệng, trở nên tự ti khi giao tiếp hằng ngày.
- Cơn sưng đau nướu kéo dài sẽ có thể kéo theo đau đầu.
- Viêm lợi trùm.
- Dễ bị sâu răng.
- Viêm tủy.
- Bị xô lệch hàm.
- Gây hư hỏng răng bên cạnh.
Cách điều trị bị sưng nướu răng
Súc miệng bằng nước muối
Đây là phương pháp thật sự rất “kinh điển” và phổ biến khi gặp bất cứ vấn đề về răng miệng. Nguyên nhân là do thành phần chính của muối là NaCl có tính sát khuẩn, khử trùng, giảm viêm và sưng tấy hiệu quả rất hiệu quả. Bạn chỉ cần súc miệng bằng nước muối loãng 2 – 3 lần mỗi ngày để giảm viêm đau nhức nướu.
Dùng nha đam
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nha đam có tính sát trùng, kháng khuẩn và giảm đau nhức nướu hiệu quả. Có 2 cách sử dụng nha đam như sau:
- Cách 1: Dùng gel nha đam bôi trực tiếp vào vị trí nướu đang bị sưng.
- Cách 2: Nấu nước nha đam không đường uống hàng ngày.
Dùng bã trà
Trong trà xanh có chứa chất tanin giúp giảm sưng đau, kháng khuẩn, ngừa viêm rất hiệu quả. Bạn hãy sử dụng bã trà sau để đắp lên vùng nướu bị sưng. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày sẽ giúp giảm sưng hiệu quả.
Dùng mật ong
Mật ong là dược liệu từ tự nhiên với các hoạt chất có tính sát khuẩn, ngừa viêm, chất chống oxy hóa, giảm sưng đau và hỗ trợ làm lành các niêm mạc bị tổn thương. Để giảm tình trạng sưng nướu, dùng mật ong thoa trực tiếp lên vị trí nướu bị sưng. Tuy nhiên, bạn lưu ý là mật ong có chứa đường nên sau khi thoa mật ong khoảng 5 – 10 phút, thì cần súc miệng lại bằng nước sạch.
Cạo vôi răng
Nếu kết quả kiểm tra cho thấy chỉ bị bệnh viêm nướu thông thường thì bác sĩ sẽ cạo vôi, vệ sinh răng miệng, loại bỏ môi trường gây bệnh. Các thủ thuật này sẽ loại bỏ các mảng bám chứa vi khuẩn tích tụ trên răng, giảm nguy cơ bị sưng lợi do bệnh viêm lợi. Bạn cũng nên đến nha khoa để cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần cho dù không bị sừn nướu để có thể ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng.
Điều trị sâu răng
Nếu bạn bị sưng nướu do sâu răng nặng, bạn cần phải đến nha khoa để điều trị sâu răng. Bác sĩ sẽ loại bỏ hoàn toàn tủy bị viêm nhiễm rồi tiến hành hàn trám răng để ngăn ngừa vi khuẩn tiếp tục tấn công.
Điều trị bệnh Herpes và nấm miệng
Đây đều là 2 căn bệnh rất khó tự điều trị tại nhà nếu chỉ áp dụng các mẹo dân gian, nên bạn cần đến gặp bác sĩ tại nha khoa để được đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Đây là cách tốt nhất để có thể loại bỏ các bệnh nhiễm trùng gây sưng đau nướu, giúp nướu khỏe mạnh trở lại.
Cắt lợi trùm hoặc nhổ răng khôn
Trong trường hợp bạn bị sưng nướu do mọc răng khôn, để trị khỏi bệnh hoàn toàn, bác sĩ có thể sẽ chỉ định cắt lợi trùm hoặc nhổ răng khôn. Cần lưu ý nếu nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe người bệnh có đáp ứng được các yêu cầu để nhổ răng hay không.
Với những thông tin về tình trạng bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới của Kiến Thức Implant, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Nếu bạn bị sưng nướu do các nguyên nhân mà cần đến nha khoa để điều trị, thì Kiến Thức Implant sẽ là một lựa chọn không làm bạn thất vọng.
Jane Nguyễn