Bị sốt nên chườm nóng hay lạnh khiến nhiều người phân vân không biết đâu mới là phương pháp đúng, vậy hãy cùng tìm hiểu vấn đề này với Kiến Thức Implant nhé!
Sốt là trường hợp như thế nào?
Sự tăng nhiệt độ của tạm thời của cơ thể để đáp ứng lại với bệnh hoặc nhiễm trùng được gọi là sốt. Thông thường, nhiệt độ cơ thể con người dao động từ 36.1-37.2 độ C, tùy theo mức độ hoạt động thể chất và thời điểm khác nhau trong ngày mà sẽ thay đổi. Nếu nhiệt độ cơ thể từ 37 độ C trở lên thì bạn đã bị sốt.
Sốt cũng là một triệu chứng lâm sàng giúp chẩn đoán các bệnh khác. Tình trạng sốt cao hoặc sốt liên tục sẽ làm cho người bệnh mệt mỏi, rối loạn điện giải hoặc đối với trẻ nhỏ có thể gây co giật.
Các mức độ sốt phổ biến
Có 4 mức độ bị sốt mà bạn cần phân biệt:
- Sốt nhẹ: <38 ℃.
- Sốt vừa phải: 38,1 ℃ ~ 38,9 ℃.
- Sốt cao: 39 ℃ ~ 40,9 ℃.
- Sốt siêu cao: ≥41 ℃.
Cần lưu ý rằng nếu bị sôt cao trên 38 độ C thì tức là đã vượt qua ngưỡng chịu đựng của cơ thể, có thể gây ra một số cảm giác khó chịu như đau đầu, mệt mỏi, yếu cơ, buồn nôn,… Lúc này, bạn cần sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc của dược sĩ.
Cách đo nhiệt độ cơ thể chính xác
Để xác định đúng nhiệt độ cơ thể để điều trị, cần đo nhiệt độ đúng cách:
- Đo nhiệt độ cơ thể ở trạng thái bình tĩnh, tránh đo nhiệt độ khi đang xúc động mạnh.
- Tránh đo ngay sau khi uống đồ uống nóng, tập thể dục,…
- Sốt ở người cao tuổi không dễ nhận ra nên cần chú ý đến trạng thái tinh thần của người cao tuổi.
- Một số dấu hiệu cho thấy người cao tuổi bị sốt: không phản ứng, hôn mê, thiếu năng lượng, tay chân run, chuột rút,…
Phương pháp điều trị
Theo sự hướng dẫn lâm sàng của NICE (Vương quốc Anh), nếu chỉ bị sốt nhẹ dưới 38 độ C thì vẫn chưa nên sử dụng thuốc hạ sốt vì về lâu dài có thể dẫn đến lờn thuốc hạ sốt, suy gan, suy thận. Khi bị sốt từ 38 độ trở lên, bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt có chứa paracetamol hoặc ibuprofen, nhưng cũng cần chú ý đối với những người có tiền sử bị dị ứng với các chất này.
Nếu chỉ bị sốt nhẹ dưới 38 độ C hoặc muốn áp dụng phương pháp hạ sốt không dùng thuốc thì có một số cách khác. Bạn nên cởi bớt quần áo và tránh đắp nhiều chăn, nằm phòng thoáng mát, có thể bật quạt và máy lạnh (27-30 độ), uống nhiều nước. Ngoài ra bị sốt nên chườm nóng hay lạnh để giúp hạ sốt nhanh cũng là một câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc và nhầm lẫn.
Nguyên lý của phương pháp chườm khi bị sốt
Trước khi trả lời chính xác cho câu hỏi bị sốt nên chườm nóng hay lạnh, chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý của phương pháp chườm khi bị sốt.
Truyền nhiệt là nguyên lý đầu tiên của chườm
Trong quá trình chườm khi bị sốt, sự truyền nhiệt giữa nhiệt độ cơ thể và khăn chườm sẽ diễn ra. Khi này, nhiệt độ cơ thể sẽ được khăn hấp thu làm khăn nóng lên, và bằng cách trở mặt khăn thấm nước liên tục, nhiệt độ cơ thể sẽ được hạ xuống nhanh chóng.
Theo nguyên lý này cho thấy, phương pháp chườm chỉ có hiệu quả khi khăn chườm có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên chênh lệch nhiệt độ nếu quá lớn thì có thể làm cho da bị bỏng lạnh, các mạch máu co lại làm hạn chế sự thoát nhiệt, có thể làm sốt tăng cao hơn.
Bốc hơi nước là nguyên lý thứ 2 của chườm
Theo nguyên lý bốc hơi nước, nước ở vị trí được chườm sẽ bị nhiệt độ cao của cơ thể làm bốc hơi, nước bốc hơi sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể xuống. Nguyên lý này cũng cho thấy rằng khăn chường cũng nên có nhiệt độ thấp hơn vừa phải so với nhiệt độ cơ thể.
Bị sốt nên chườm nóng hay lạnh?
Chườm bằng đá lạnh
Trong thực tế, khi bị sốt quá cao, người ta thường rất hoang mang và lo lắng nên tìm phương pháp được cho rằng sẽ hạ sốt nhanh hơn đó là chườm đá lạnh. Tuy nhiên, cần biết rằng đây là phương pháp chườm hoàn toàn sai, không những không hạ sốt mà còn có thể gây nguy hiểm, nhất là đối với trẻ em.
Khi cơ thể đang nóng do bị sốt, các mạch máu ngoại vi co lại dẫn đến giảm lưu thông máu, các lỗ chân lông sẽ co khít lại, giảm khả năng thải nhiệt của da nếu đột ngột bị kích thích bằng đá lạnh. Không chỉ vậy, nhiệt độ chênh lệch quá mức giữa trong và ngoài da sẽ gây nên bỏng lạnh, thậm chí dẫn đến suy hô hấp.
Chườm bằng nước nóng
Trái ngược với những người tin rằng chườm lạnh sẽ có hiệu quả, một số người khác lại tin rằng việc chườm nóng mới là tốt hơn. Khi sốt, họ sẽ đun nước thật sôi rồi vắt khăn chườm lên người. Khi này, nhiệt độ của khăn chườm hoàn toàn cao hơn nhiệt độ của cơ thể và đi ngược với nguyên lý truyền nhiệt của phương pháp chườm.
Trên lý thuyết, chườm nóng có sẽ làm ấm cơ thể, tăng cường sự lưu thông tuần hoàn máu, có thể làm hạ sốt. Tuy nhiên, việc chườm quá nóng và cao hơn nhiệt độ cơ thể sẽ làm nhiệt độ của cơ thể tăng lên, hoặc có thể bị bỏng bới nước nóng đun sôi. Khi này, phương pháp chườm khăn ướt hoàn toàn không còn tác dụng hạ nhiệt.
Vậy bị sốt nên chườm nóng hay lạnh? Câu trả lời cho tất cả là nên chườm ấm. Bạn nên làm ướt khăn chườm bằng nước ấm: không quá nóng, không quá lạnh, thích hợp nhất là nước từ 25-32 độ C hoặc nước có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 2-3 độ C.
Cách chườm khăn đúng cách khi bị sốt
Bên cạnh vấn đề trẻ em và người lớn bị sốt nên chườm nóng hay lạnh, thì việc chườm sao cho đúng cách cũng là vấn đề bạn cần tìm hiểu.
Đối với người lớn
Khi chườm khăn, bạn nên chườm lên các mạch máu lớn của cơ thể nhằm để có thể dễ dàng truyền nhiệt độ cao trong các dòng máu truyền sang khăn ướt có nhiệt độ thấp hơn. Các mạch máu lớn của cơ thể ở các vị trí là 2 bên cổ, 2 bên nách, 2 bên bẹn, trán.
Cần tránh việc chườm hoặc lau khăn ướt lên vùng lưng vì đây là nơi có lớp da mỏng nhất, việc chườm khăn ướt dễ làm cơ thể dễ bị cảm lạnh, khiến tình trạng sốt diễn biến nặng hơn.
Đối với trẻ em
Khi trẻ bị sốt, phụ huynh có thể chườm và lau người cho trẻ bằng nước ấm. Các bước tiến hành như sau:
- Cởi hết quần áo trẻ.
- Dùng 5 chiếc khăn nhỏ nhúng vào nước ấm, đặt 2 bên nách và 2 bên bẹn trẻ, chiếc khăn còn lại nhúng nước ấm lau khắp người.
- Tiếp tục làm như vậy cho đến khi nhiệt độ của trẻ hạ xuống mức bình thường 37 độ C.
- Lau khô người và cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát, nằm nghỉ ngơi.
- Trường hợp đặc biệt như sốt cao khó hạ, phụ huynh có thể nhúng cơ thể trẻ vào thau nước ấm.
Trong trường hợp trẻ vẫn chưa hạ sốt, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác, kịp thời.
Tình trạng bị sốt cũng có thể gặp phải do các bệnh nha khoa hoặc trong quá trình điều trị nha khoa. Nên nếu bạn nghi ngờ nguyên nhân gây sốt từ các bệnh nha khoa, hãy đến ngay nha khoa uy tín như My Auris để được điều trị nhé!
Phương Trang