Nếu bạn đang thắc mắc bị sâu răng nên làm gì theo phương pháp Tây y và Đông y thì hãy theo dõi bài viết sau để tìm ra được phương pháp phù hợp.
Lưu ý chung khi bị sâu răng
Bị sâu răng thì ai cũng biết là phải tìm phương pháp điều trị, tuy nhiên trước đó khi bị sâu răng nên làm gì lại là vấn đề khiến nhiều người còn băn khoăn. Dưới đây 3 lưu ý mà bạn cần biết và áp dụng trước khi và trong quá trình điều trị bệnh sâu răng.
Hạn chế sử dụng đồ ăn, thức uống quá nóng hoặc quá lạnh
Cần biết rằng, khi bị sâu răng thì vi khuẩn sẽ tiết ra acid và ăn mòn lớp men bao phủ bên ngoài khiến răng nhạy cảm hơn bình thường rất nhiều. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe răng miệng, hãy tránh những đồ ăn hay thức uống quá lạnh hoặc quá nóng để tránh phản ứng tiêu cực với sự khắc nghiệt của nhiệt độ, gây nên những cơn đau vô cùng khó chịu. Tốt nhất bạn chỉ nên dùng nước ấm hoặc nước nguội.
Hạn chế sử dụng thức ăn quá ngọt hoặc quá chua
Bên cạnh đó, việc hạn chế những thực phẩm quá ngọt hay chua trong khi bị sâu răng cũng là điều cần thiết. Lượng đường hoặc acid cao trong các món này có nguy cơ khiến tình trạng sâu răng trở nên tệ hơn.
Sử dụng bàn chải và chỉ nha khoa để vệ sinh răng
Cần tiếp tục duy trì việc đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng. Bạn cần biết rằng việc giữ vệ sinh răng miệng đúng cách cũng là một biện pháp thuyên giảm cơn đau do sâu răng. Hãy sử dụng bàn chải mềm và thay vì dùng chỉ nha khoa để lấy các mảnh vụn thức ăn còn bám lại trong kẽ răng.
Theo Tây y, bị sâu răng nên làm gì?
Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn
Bạn có thể sử dụng thuốc không kê đơn (OTC) để giảm cơn đau do sâu răng gây ra sau khi đã hỏi ý kiến của bác sĩ. Các loại thuốc thông dụng có thể mua được tại tiệm thuốc tây là paracetamol hoặc ibuprofen. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, các loại thuốc này chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời chứ không thể thay thế việc điều trị sâu răng hoàn toàn. Ngoài ra, bạn nên sử dụng liều lượng vừa phải, không dùng quá liều sẽ dễ bị lờn thuốc.
Điều trị bằng Fluor
Ở giai đoạn đầu và giai đoạn nhẹ của bệnh sâu răng, bạn sẽ được chỉ định sử dụng Fluor để điều trị lớp men răng bị tổn thương. Khi này, bác sĩ sẽ dùng gel, bọt hoặc chất lỏng có Fluor để phủ lên bề mặt răng.
Trám răng
Đây là phương pháp điều trị sâu răng rất phổ biến, thường được áp dụng cho những tình trạng răng bị sâu nhẹ, lỗ sâu không quá lớn. Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm như: tăng tính thẩm mỹ cho răng, bảo vệ tồn răng thật, chi phí phải chăng. Có rất nhiều cách trám, nhưng tùy theo mức độ sâu răng và nhu cầu của bạn mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách phù hợp. Một số phương pháp thường gặp là: trám răng Composite, trám răng Amalgam, trám răng Inlay/ Onlay với vật liệu sứ, trám răng bằng vàng,…
Bọc răng sứ
Nếu răng sâu khá nặng, cần điều tri tủy nhưng chân răng vẫn còn cứng chắc, bác sĩ thường chỉ định bọc răng sứ. Bọc răng sứ là một kỹ thuật hiện đại với các mão sứ chụp lên phần răng cần phục hình. Phương án này sẽ bảo tồn răng thật một cách tối đa, đảm bảo được thẩm mỹ và có độ bền chắc lâu dài.
Nhổ bỏ và trồng lại
Với tình trạng răng sâu quá nặng, chân răng đã yếu không thể phục hồi thì cách tốt nhất là nhổ bỏ răng bị sâu và trồng lại răng giả. Hiện nay có 3 các để phục hình răng mất là hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ và trồng răng implant. Trong đó, cấy ghép implant là phương án tối ưu nhất vì có thể phục hồi lại đầy đủ chân răng và thân răng đã mất, ngăn chặn được tình trạng tiêu xương sau khi mất răng.
Theo Đông y, bị sâu răng nên làm gì?
Thực tế nhiều người vẫn tìm kiếm các cách khi bị sâu răng nên làm gì theo Đông y với tình trạng sâu răng ở mức độ nhẹ vì họ cho rằng không nên quá lạm dụng Tây y. Dưới đây là 5 cách điều trị sâu răng nhẹ theo Đông y mà bạn có thể tham khảo.
Điều trị bằng lá ổi
Lá ổi có chứa chất kháng viêm, chống khuẩn rất hiệu quả, giúp làm giảm đáng kể những cơn đau răng. Để điều trị, hãy ngắt vài đọt ổi non, kèm theo ít muối hột rồi bỏ vào miệng nhai nát.
Điều trị bằng tỏi
Tỏi có tính kháng viêm và sát trùng rất cao. Cụ thể, tỏi có chứa rất nhiều chất kháng sinh allicin, giàu glucogen, allin và fitonxit giúp chống lại các virus và vi khuẩn gây bệnh, diệt khuẩn, sát trùng và chống viêm nhiễm. Bạn hãy bóc vỏ tỏi, giã nát rồi trộn với 1 ít muối để đắp lên vị trí sâu răng, ngày thực hiện 2-3 lần.
Điều trị bằng trà xanh
Trà xanh là loại lá có chứa chất chống oxy hóa, nên cũng có thể chữa sâu răng hiệu quả. Để sử dụng, bạn hãy rửa sạch trà xanh, vò nát rồi cho vào nước sôi nấu, sử dụng mỗi ngày hoặc ngậm khoảng 3 – 5 phút.
Rượu cau chữa sâu răng
Bạn không nhất thiết phải ăn trầu cau mà có thể ngâm cau với rượu để chữa sâu răng cực kỳ hiệu quả. Sau khi ngâm rượu cau được 40 ngày, bạn hãy ngậm rượu cau trong khoảng 15 phút rồi súc miệng nhổ đi sau mỗi khi đánh răng xong. Chú ý không súc miệng và ăn bất kỳ món gì trong vòng 30 phút sau đó.
Điều trị bằng hoa cúc vàng
Hoa cúc vàng chứa nhiều chất có tính sát khuẩn cao. Cách làm:
- Lấy khoảng 10 bông hoa cúc vàng, rửa sạch, giã nát.
- Đặt 1 phần vào vùng răng bị sâu.
- Phần còn lại, hãy ngâm với một chút rượu trắng trong 1 ngày, sau đó ngậm dung dịch này.
Từ những thông tin từ bài viết trên, Kiến Thức Implant hy vọng bạn đã biết cách nên làm gì khi bị sâu răng. Cần nhớ rằng mặc những biện pháp Đông y vẫn mang lại hiệu quả nhưng không điều trị tận gốc và không thể điều trị được trong trường hợp sâu nặng. Vì thế, bạn vẫn nên đến nha khoa uy tín như My Auris để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Jane Nguyễn
Có thể bạn quan tâm:
📰 Khi trẻ em và phụ nữ mang thai bị sâu răng phải làm sao?
📰 Trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao: 3 cách điều trị hay