Bị nổi đẹn ở nướu răng mặc dù còn khá xa lạ với mọi người nhưng rất dễ gặp ở người già, trẻ nhỏ, đặc biệt là sơ sinh và cần được điều trị dứt điểm.
Bị nổi đẹn ở nướu răng là như thế nào?
Bị nổi đẹn ở nướu răng là căn bệnh có tên khoa học là Oral Thrush, do nấm Candida albicans luôn có sẵn trong khoang miệng gây ra bệnh nấm miệng này. Thông thường, loại nấm này có số lượng rất ít và không gây hại cho sức khỏe. Nhưng khi bị tác động hoặc gặp điều kiện thuận lợi, nấm Candida albicans sẽ phát triển quá mức gây ra các tổn thương có màu trắng mịn trên lưỡi, mặt trong của má, nướu,…
Căn bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em, người già, người có sức đề kháng kém và đang dùng thuốc kháng sinh lại dễ mắc bệnh hơn hết. Mặc dù tình trạng này không quá gây nguy hiểm, nhưng cũng ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt thường ngày, mặc dù chúng có thể tự lành sau 7-10 ngày và không để lại sẹo.
Nguyên nhân bị nổi đẹn
Các nguyên nhân chính gây nên tình trạng nướu răng có nổi đẹn thường được chia thành 6 nhóm chính như sau:
Hệ miễn dịch yếu
Nấm Candida albicans trong khoang miệng sẽ phát triển mạnh mẽ khi sức đề kháng của cơ thể yếu. Cũng vì lý do này mà trẻ nhỏ, người già, những người đang điều trị một số bệnh lý đều rất dễ mắc căn bệnh này.
Mắc bệnh tiểu đường
Tiểu đường cũng là tác nhân khiến nấm Candida albicans sinh sôi mạnh. Nguyên nhân là do bệnh tiểu đường khiếm hàm lượng đường trong cơ thể và nước bọt cao hơn người khỏe mạnh bình thường.
Người đeo răng giả
Răng giả, đặc biệt là răng giả hàm trên dễ phá vỡ sự cân bằng độ pH trong khoang miệng. Điều này sẽ làm nấm trong khoang miệng phát triển mạnh hơn, gây nổi đẹn.
Bị chấn thương miệng
Các chấn thương miệng thường gặp: bị vật nhọn, thức ăn cứng đâm trúng, dùng bàn chải đánh răng quá cứng, đánh răng dùng lực quá mạnh, vô tình cắn vào miệng,…
Do các bệnh lý nha khoa
Các bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm quanh răng, viêm tủy răng, đang niềng răng,… cũng dễ gây nổi đẹn ở nướu răng hơn bình thường.
Các nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân chính ở trên, cũng có một số nguyên nhân khác sau đây:
- Thiếu các loại vitamin B6, B2, C, kẽm và axit folic.
- Dùng nước súc miệng hoặc kem đánh răng có chứa sodium lauryl sulfate.
- Do thay đổi nội tiết tố trong kỳ kinh nguyệt hoặc khi mang thai ở phụ nữ.
- Ảnh hưởng của một số loại thuốc như Nicorandil.
- Thường xuyên bị căng thẳng, lo lắng, mất ngủ.
Triệu chứng bệnh
Để xác định ở nướu răng của bạn có nổi đẹn hay không, bạn cần theo dõi các triệu chứng sau:
- Có các mảng màu trắng mịn trên lưỡi, mặt trong má, nướu, vòm họng và amidan.
- Có các vết tổn thương với hình dáng hơi gồ lên.
- Cảm giác bị sưng đau, đỏ rát ở các vị trí tổn thương.
- Có màu đỏ ở góc miệng và góc miệng bị nứt.
- Việc ăn uống trở nên khó khăn, thậm chí bị mất vị.
Cách tự chữa trị
Bệnh có đẹn ở nướu hoàn toàn không phải là bệnh nguy hiểm và bạn có thể tự điều trị tại nhà cho bản thân hoặc người nhà bằng các cách sau:
Sử dụng dung dịch Nystatin
Dung dịch Nystatin có thể được sử dụng để rơ lưỡi vì loại dung dịch này có chứa các thành phần kháng nấm rất hiệu quả tỏng việc kiểm soát và cải thiện tình trạng bệnh. Phương pháp này nên được sử dụng 4 lần/ngày và trong ít nhất 7 ngày hoặc cho đến khi mảng trắng trên lưỡi hoàn toàn biến mất.
Uống thuốc Itraconazole
Itraconazole là một loại thuốc có tác dụng kháng nấm cực mạnh. Tuy nhiên, loại thuốc này cần phải được bác sĩ chỉ định mới có thể sử dụng và chỉ được dùng khi lưỡi bị nổi đẹn dài ngày.
Uống thuốc Amphotericin B
Thuốc kháng sinh Amphotericin B cũng chỉ được sử dụng khi đã có sự thăm khám và kê toa của bác sĩ. Khi bị nhiễm nấm nặng, đây là loại thuốc có tác dụng rất tốt trong việc điều trị.
Áp dụng một số mẹo dân gian
Nếu bạn không muốn quá lạm dụng vào việc điều trị đẹn miệng bằng thuốc Tây, thì bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian sau:
- Giấm táo
Giấm táo có chứa acid acetic trong thành phần nên có tác dụng kháng khuẩn và diệt khuẩn khá tốt. Để sử dụng, bạn hãy pha giấm táo với nước lọc theo tỉ lệ 1:1, rồi súc miệng bằng hỗn hợp này mỗi ngày để vết thương nhanh lành hơn.
- Nước muối loãng
Cũng như các bệnh nha khoa khác, súc miệng bằng nước muối loãng cũng có tác dụng điều trị nổi đẹn, giảm đau hiệu quả và giúp vết thương nhanh lành hơn. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý pha sẵn mua được ở các tiệm thuốc tây, hoặc tự pha nước muối loãng để súc miệng 15-20ml mỗi lần và sử dụng 2-3 lần/ ngày.
- Bôi mật ong hoặc mật ong nghệ
Có thể bạn không biết rằng mật ong có tính kháng khuẩn rất mạnh, còn nghệ lại giúp kháng viêm, làm lành vết loét nhanh chóng mà không để lại sẹo nên rất hiệu quả trong việc kích thích các mô phát triển. Bạn có thể dùng mật ong nguyên chất hoặc dùng hỗn hợp mật ong và bột nghệ (tỉ lệ 1:2) thoa lên vùng bị nổi đẹn.
- Bôi nước cỏ mực mật ong
Ngoài việc sử dụng mật ong với nghệ thì bạn cũng có thể kết hợp với cỏ mực để điều trị bệnh nổi đẹn. Cách sử dụng sẽ bao gồm các bước: Rửa sạch cỏ mực và giã nhuyễn, vắt lấy nước; Trộn nước này với mật ong; Lấy tăm bông bôi hỗn hợp lên vết loét khoảng 2 – 3 lần/ ngày.
- Bổ sung thêm các loại vitamin B
Vitamin B đã được nghiên cứu là có tác dụng rất tốt trong việc trị nổi đẹn. Vitamin B có thể được bổ sung qua viên uống hoặc trong thực đơn hằng ngày.
- Súc miệng bằng baking soda và nha đam
Một phương pháp khác tuy không được phổ biến nhưng trong việc trị đẹn miệng lại rất hiệu quả. Bạn hãy pha nửa cốc nước ấm với 1 thìa baking soda và 2 thìa nước ép nha đam. Hỗn hợp này nên được ngậm khoảng 20-30 giây để sát khuẩn sạch miệng.
- Uống các loại nước có tính mát, giải nhiệt
Bổ sung đủ nước mỗi ngày là phương pháp điều trị hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng nên uống các loại nước có tính mát và giải nhiệt như: nước bột sắn dây, nước cam, nước râu ngô, nước chanh,… để vết thương lành nhanh hơn.
Đến đây chắc bạn đã nắm được phần nào về bệnh nổi đẹn ở nướu cũng như cách điều trị căn bệnh này tại nhà. Tuy nhiên, nếu căn bệnh trở nên nặng hơn hoặc kéo dài không hết, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị chuyên nghiệp. Nha khoa My Auris là một nha khoa uy tín và được nhiều bệnh nhân đánh giá cao trong suốt 10 năm hoạt động nên bạn cũng có thể đến để được tư vấn và chữa trị.
Jane Nguyễn