30 C
Ho Chi Minh City
Thứ Sáu, Tháng Mười Hai 1, 2023
spot_img

Bị gãy răng hàm: Nguyên nhân, cách khắc phục là gì?

Răng hàm có chức năng ăn nhai nên khi bị gãy răng hàm sẽ gây nên các biến chứng nghiêm trọng, nên hãy cùng tìm hiểu cách khắc phục trong bài viết sau.

Nguyên nhân bị gãy răng hàm

Bị gãy răng hàm là thuật ngữ chỉ tình trạng thân răng hoặc chân răng bị gãy ngang hoặc gãy một phần nào đó, một phần chân răng vẫn còn lại trong xương hàm. Phần chân răng còn lại này có 2 trường hợp: còn rất vững chắc hoặc là đã bị lung lay. Những nguyên nhân dẫn tới tình trạng gãy răng hàm: 

gãy răng hàm

Vệ sinh răng miệng kém

gãy răng hàm, gay rang ham, bị gãy răng, bi gay rang, gãy răng hàm có sao không, gay rang ham co sao khong

Việc chải răng không đúng cách, lười chải răng hoặc không sử dụng chỉ nha khoa mỗi ngày sẽ gây nên tình trạng sâu răng và viêm nướu, về lâu dài sẽ làm răng bị yếu và dễ gãy.

Chế độ dinh dưỡng không khoa học

gãy răng hàm, gay rang ham, bị gãy răng, bi gay rang, gãy răng hàm có sao không, gay rang ham co sao khong

Việc ăn uống thiếu chất, đặc biệt là canxi, chính là nguyên nhân hàng đầu khiến răng không chắc chắn. Ngoài ra, các loại thực phẩm nhiều đường, acid và carbohydrates sẽ gây tổn hại tới men răng và nướu. 

Thói quen không tốt

Thói quen nghiến răng lâu ngày sẽ khiến răng bị mòn, ngắn đi và ảnh hưởng không tốt tới cấu trúc của răng. Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân làm trầm trọng tình trạng viêm nướu. Tất cả những thói quen này đều khiến răng yếu đi và dễ bị gãy

Chấn thương răng miệng

Việc chơi các môn thể thao mạnh như bóng đá, bóng rổ, võ thuật,… hoặc các chấn thương do tai nạn cũng là nguyên nhân khiến răng hàm bị gãy. 

Do tuổi tác

gãy răng hàm, gay rang ham, bị gãy răng, bi gay rang, gãy răng hàm có sao không, gay rang ham co sao khong

Càng lớn tuổi, tình trạng lão hóa răng càng diễn ra nhanh chóng khiến răng hàm không còn chắc khoẻ và dẫn đến mất răng ở người cao tuổi.

Thay đổi hormone

Sự thay đổi hormone ở tuổi dậy thì và phụ nữ có thai cũng có thể gây yếu men răng và chân răng, khiến răng bị lung lay, dễ gãy.

Không kiểm tra răng định kỳ

Việc không thường xuyên tới nha khoa để cạo vôi răng, khám răng định kỳ cũng là một trong những nguyên nhân gây mất răng vì trong quá trình thăm khám có thể phát hiện các bệnh lý nha khoa và có phương pháp điều trị kịp thời.

Bị gãy răng hàm có ảnh hưởng gì không?

Vậy bị gãy răng hàm có sao không? Không những có mà còn là để lại nhiều biến chứng không mong muốn nếu để quá lâu mà không chịu đến nha khoa để xử lý:

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ăn uống

gãy răng hàm, gay rang ham, bị gãy răng, bi gay rang, gãy răng hàm có sao không, gay rang ham co sao khong

Răng hàm có vai trò quan trọng trong việc nhai và nghiền nhỏ thức ăn. Khi răng hàm bị gãy, quá trình thực hiện chức năng ăn nhai cũng bị cản trở. Khi này, do bị gãy răng hàm nên dễ dẫn đến hiện tượng nhai 1 bên, dẫn đến sự lệch lạc giữa 2 hàm, thậm chí ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm. 

Làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng

Cho dù bạn bị gãy một phần hay toàn bộ thân răng hàm, bề mặt răng hàm vẫn sẽ bị tổn thương, tạo ra các hốc rãnh. Đây chính là những môi trường thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn cư trú, phát triển và gây hại cho răng. Các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm tủy, chết tủy đều rất dễ xảy ra. Ngoài ra, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mất răng vĩnh viễn, bị tiêu xương hàm, tụt nướu và ảnh hưởng đến các răng kế cận.

Ảnh hưởng đến sức khỏe 

gãy răng hàm, gay rang ham, bị gãy răng, bi gay rang, gãy răng hàm có sao không, gay rang ham co sao khong

Khi bị răng hàm bị gãy, bạn có thể cảm thấy đau nhức và điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh, kéo theo việc đau đầu. Bên cạnh đó, gãy răng hàm sẽ khiến việc nhai và nghiền thức ăn trở nên khó khăn hơn, tạo áp lực lên dạ dày và hệ tiêu hóa, khiến cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. 

Gãy răng gây mất thẩm mỹ

Mặc dù răng hàm nằm ở vị trí khuất, cho dù bị gãy cũng không thể nhận ra trong khi cười, nhưng gãy răng hàm cũng vẫn gây mất thẩm mỹ. Răng hàm bị gãy tạo khoảng trống làm xô lệch các răng còn lại theo thời gian. Còn nếu răng hàm bị gãy luôn chân răng, về lâu ngày sẽ làm tiêu xương hàm, phần xương bị mất sẽ gây hóp má hoặc lão hóa khuôn mặt sớm.

Cách khắc phục khi răng hàm bị gãy

Tùy theo tình trạng chân răng sau khi bị gãy như thế nào, mức độ tổn thương của mô răng mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách điều trị phù hợp:

Gãy răng hàm tỷ lệ ít

Khi này mô răng bị gãy ít, chưa bị lộ tủy hoặc tổn thương tủy. Thường thì bác sĩ sẽ chỉ định trám răng thẩm mỹ hoặc bọc răng sứ để bảo toàn chức năng ăn nhai. Đây là trường hợp phục hình răng đơn giản và ít tốn kém vì tỉ lệ mô răng không bị mất nhiều.

Răng hàm bị gãy ngang

Khi này răng hàm bị gãy ngang 1/2 hoặc 1/3 thân răng, hoặc gãy hết thân răng nhưng chân răng vẫn còn. Trường hợp này thì phương pháp bọc răng sứ là tối ưu nhất để không bị nứt dọc thân răng và có khả năng giữ lại được răng thật.

Gãy răng hàm chân răng nằm dưới nướu

gãy răng hàm, gay rang ham, bị gãy răng, bi gay rang, gãy răng hàm có sao không, gay rang ham co sao khong

Nếu răng hàm bị gãy mà mô răng bị mất đi nhiều, phần chân răng còn lại nằm dưới nướu thì hoàn toàn không thể bọc răng sứ. Khi này bác sĩ buộc phải nhổ bỏ chân răng và cấy ghép implant để phục hình răng đã mất và chức năng ăn nhai.

Cách phòng ngừa tình trạng gãy răng hàm

Mặc dù chúng ta không có cách để tránh được tình trạng bị gãy răng hàm, nhưng vẫn có một vài cách hạn chế vấn đề này xảy ra.

Không dùng răng như một công cụ

gãy răng hàm, gay rang ham, bị gãy răng, bi gay rang, gãy răng hàm có sao không, gay rang ham co sao khong

Cần bỏ thói quen dùng răng để cắn hoặc mở các vật cứng như nút thắt dây thừng, mở nắp chai, bao bì thực phẩm,… Đây là một trong những nguyên nhân gây gãy răng phổ biến ở người trưởng thành.

Hạn chế ăn các loại thực phẩm quá cứng

Việc nhai cắn các thực phẩm cứng như xương, nước đá, mía, kẹo cứng,… vừa gây gãy răng vừa làm cho tổn thương các mô mềm xung quanh răng. Vì vậy, bạn hãy hạn chế ăn các loại thực phẩm quá cứng này.

Điều trị bệnh lý răng miệng

Nếu bạn bị các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm tủy, mòn men răng,… thì không nên trì hoãn điều trị. Hãy đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và điều trị trước khi bệnh tiến triển và làm tổn thương cấu trúc răng. 

Đeo dụng cụ bảo hộ răng khi chơi thể thao

gãy răng hàm, gay rang ham, bị gãy răng, bi gay rang, gãy răng hàm có sao không, gay rang ham co sao khong

Răng cũng rất dễ bị gãy, vỡ khi bị va chạm mạnh khi chơi thể thao, té ngã… Để tránh bị gãy răng, hãy đeo các dụng cụ bảo vệ răng khi chơi thể thao để bảo vệ hàm răng.

Vậy là bạn đã cùng My Auris tìm hiểu về một số vấn đề xoay quanh tình trạng răng hàm bị gãy. Nếu bạn cũng đang trong tình trạng này, hãy liên hệ ngay với My Auris để được điều trị theo tiêu chuẩn WTS – công nghệ hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ. 

Phương Trang

Có thể bạn quan tâm

Social

0FansLike
3,912FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
spot_img

Bài viết phổ biến